Mùng 4 Tết là ngày gì? Mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ đi làm lại chưa? Mùng 4 Tết có phải ngày lễ lớn?
Mùng 4 Tết là ngày gì? Mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải là một ngày lễ lớn?
Mùng 4 Tết là ngày gì?
Mùng 4 Tết là ngày thứ tư trong dịp Tết Nguyên Đán, nằm trong chuỗi ngày lễ đầu năm âm lịch theo truyền thống của người Việt Nam. Ngày này thường mang ý nghĩa chuyển tiếp giữa các hoạt động lễ Tết và chuẩn bị cho công việc, học tập hoặc các hoạt động khác của năm mới.
Trong năm Ất Tỵ 2025 thì mùng 4 Tết rơi vào thứ bảy ngày 1 tháng 2 năm 2025 dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải là một ngày lễ lớn?
Để biết mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 có phải là một ngày lễ lớn hay không thì căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 (tức ngày 1 tháng 2 năm 2025 dương lịch) không phải là một ngày lễ lớn của nước ta.
Mùng 4 Tết là ngày gì? Mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ đi làm lại chưa? Mùng 4 Tết có phải ngày lễ lớn? (hình từ Internet)
Mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ người lao động đi làm lại chưa?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ Tết Âm lịch là 05 ngày và hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Vậy, mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 người lao động đi làm lại chưa thì căn cứ theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 về nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có nêu như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công văn số 8726/VPCP-KGVX ngày 26 tháng 11 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
...
7. Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Thông báo này, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
- Đối với dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
- Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: thứ Hai ngày 01/9/2025 hoặc thứ Tư ngày 03/9/2025 Dương lịch.
- Thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.
- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
...
Theo đó, công chức, viên chức sẽ đi làm lại sau mùng 5 Tết 2025 (tức mùng 6 Tết 2025 đi làm lại).
Còn người lao động không phải là công chức, viên chức thì ngày đi làm lại sau dịp nghỉ Tết Âm lịch 2025 sẽ phụ thuộc vào phương án nghỉ Tết mà người sử dụng lao động quyết định.
Theo quy định thì người sử dụng lao động lựa chọn 01 trong 03 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2025 cho người lao động như sau:
Phương án 1: 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ;
Phương án 2: 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ;
Phương án 3: 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương án 1 thì người lao động sẽ đi làm lại sau mùng 4 Tết (tức mùng 5 Tết đi làm lại).
Trong trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương án 2 thì người lao động sẽ đi làm lại sau mùng 3 Tết (tức mùng 4 Tết đi làm lại).
Trong trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương án 3 thì người lao động sẽ đi làm lại sau mùng 2 Tết (tức mùng 3 Tết đi làm lại).
Lưu ý: Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.
Ngoài ra, tại Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 cũng có khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ 2025 cho người lao động như đối với công chức, viên chức.
Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ 2025 cho người lao động như đối với công chức, viên chức thì người lao động sẽ đi làm lại sau ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức mùng 6 Tết 2025 đi làm lại).
Nói tóm lại, trong trường hợp người sử dụng lao động lựa chọn phương án nghỉ Tết 2025 là phương án 2 và 3 thì mùng 4 Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025, người lao động đã đi làm lại (trừ trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết thì người lao động được nghỉ bù vào ngày nghỉ kế tiếp hoặc ngày đi làm lại rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động).
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định thế nào?
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
(2) Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
(3) Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu hoàn thuế thu nhập cá nhân trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế? Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
- Năm nhuận là gì? Năm nhuận âm là năm nào? Lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ cán bộ công chức chính thức?
- Tết Âm lịch là gì? Tại sao gọi là Tết? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ người lao động bắt đầu nghỉ từ ngày mấy?
- Tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị mới nhất 2025? Để được bổ nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Trừ tịch là gì? Lễ Trừ tịch là gì? Đêm Trừ tịch bắt đầu từ khi nào? Thời lượng bắn pháo hoa vào đêm Trừ tịch là bao lâu?