Mức xử phạt xe máy không lắp kính chiếu hậu mới nhất năm 2024 lên đến 400.000 đồng đúng không?

Tôi nghe nói mức xử phạt xe máy không lắp kính chiếu hậu mới nhất năm 2024 lên đến 400.000 đồng, điều này có đúng không? Chị K.A -TPHCM.

Xe máy có bắt buộc phải có đủ gương chiếu hậu không?

Theo điều kiện để xe máy được phép tham gia giao thông quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau:

+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.

+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.

+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Theo quy định nêu trên, xe máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Mức xử phạt xe máy không lắp kính chiếu hậu mới nhất năm 2024 lên đến 400.000 đồng đúng không?

Mức xử phạt xe máy không lắp kính chiếu hậu mới nhất năm 2024 lên đến 400.000 đồng đúng không? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt xe máy không lắp kính chiếu hậu mới nhất năm 2024 lên đến 400.000 đồng đúng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính người sử dụng xe máy như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Theo đó, người điều khiển xe không kính chiếu hậu bên trái (xe máy) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Người điều khiển xe ô tô không kính chiếu hậu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
...
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định.

Vậy, người điều khiển xe không kính chiếu hậu (xe ô tô) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đồng thời ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: bị buộc lắp đủ kính chiếu hậu cho xe ô tô theo đúng quy định của pháp luật.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,644 lượt xem
Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
Pháp luật
06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40? Nguyên tắc phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai?
Pháp luật
Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy có bị tước bằng lái?
Pháp luật
Đường bộ trong khu đông dân cư là gì? Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trong khu vực đông dân cư từ 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốc độ thiết kế đường bộ theo Thông tư 38/2024 như thế nào? Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự?
Pháp luật
Thông tư 38/2024 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào