Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy đi sai làn đường? Nếu sau khi bị lập biên bản nhờ người thân nộp phạt vi phạm giao thông có được không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy có hành vi vượt đèn đỏ?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy có hành vi vượt đèn đỏ như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2;điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
…”
Như vậy, đối với hành vi vượt đèn đỏ của em bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy đi sai làn đường?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy đi sai làn đường?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy đi sai làn đường như sau:
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;”;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
..."
Như vậy, đối với hành vi chuyển sai làn của em bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Nhờ người thân nộp phạt vi phạm giao thông có được không?
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."
Như vậy, trường hợp em bạn không thể trực tiếp đến nộp phạt và giải quyết vi phạm thì có thể ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên văn bản ủy quyền phải được công chứng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào có thẩm quyền hiệp thương giá theo quy định mới Luật Giá? Hội nghị hiệp thương giá được tổ chức nhằm mục đích gì?
- Mẫu Sổ theo dõi và đánh giá học sinh cấp THCS, THPT năm học 2024 2025? Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo Thông tư 22?
- Chi tiết các biểu mẫu, thời hạn chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản từ 1/8/2024?
- Công ty tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không? Tết Trung thu 2024 ngày mấy?
- Các loại đất chính ở Việt Nam bao gồm những loại đất nào? Cách xác định các loại đất chính như thế nào?