Mức xử phạt vi phạm giao thông khi điều khiển xe taxi đi vào đường cấm giờ được quy định như thế nào?
Áp dụng xử phạt vi phạm giao thông cho những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm giao thông như sau:
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đơn vị sự nghiệp;
+ Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Tổ hợp tác (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh, hộ gia đình, thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
- Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Mức xử phạt vi phạm giao thông khi điều khiển xe taxi đi vào đường cấm giờ được quy định như thế nào?
Nguyên tắc áp dụng xử phạt vi phạm giao thông là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây là nguyên tắc chung áp dụng cho xử phạt vi phạm hành chính, do đó, xử phạt vi phạm giao thông cũng sẽ áp dụng theo nguyên tắc trên.
Điều khiển xe taxi đi vào đường cấm giờ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi điểm c, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức xử phạt vi phạm giao thông khi điều khiển xe taxi đi vào đường cấm giờ cụ thể như sau:
”Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, nếu bạn điều khiển xe taxi (ô tô) đi vào đường trong khung giờ cấm xe ô tô thì bạn sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?
- Thửa đất được giao để quản lý mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu có bị xử phạt không?
- Mẫu Sổ nhật ký an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu này ở đâu?
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?