Mức xử phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác được pháp luật quy định như thế nào?

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm được pháp luật quy định như thế nào? Tôi bán gà ủ muối trên facebook vì đố kị do thấy tôi bán được hàng chị B thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm bằng cách đăng tin chửi bới và cố tình đăng bài phốt để hạ uy tín tôi. Chị B sẽ bị xử lý như thế nào?

Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Đồng thời, căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

+ Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, mỗi con người đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

Bôi nhọ danh dự nhân phẩm

Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm

Mức xử phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp vi phạm quy định về trật tự công cộng, cụ thể là có hành vi xúc phạm, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, hình ảnh của tổ chức sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:

"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
[...]
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này."

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Đồng thời, căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Để được bồi thường người bị hại có thể:

- Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính.

- Yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử phạt như thế nào theo pháp luật hình sự?

Trường hợp có hành vi xúc phạm, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, pháp luật có quy định cụ thể tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” tại ... điểm g khoản 2 Điều 156
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” tại ... điểm b khoản 3 Điều 156;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Như vậy, theo thông tin anh đã cung cấp chị B hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm anh thì chị B có thể phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Bên cạnh đó anh có quyền yêu cầu chị B đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Bôi nhọ danh dự
Danh dự
Xúc phạm danh dự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi xâm phạm bí mật cá nhân của người khác và bôi nhọ danh dự bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook) có thể bị khởi kiện không? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Pháp luật
Đăng ảnh người bị nghi ngờ lừa đảo lên mạng xã hội được không? Trường hợp nào được đăng hình ảnh người khác mà không phải xin phép?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
Pháp luật
Song tính là gì? Xúc phạm danh dự người song tính thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Tái phạm hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có bị xử lý hình sự không hay chỉ bị phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng để tiết lộ bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Người liên tục livestream bóc phốt showbiz trên Tiktok với thông tin không đúng xúc phạm uy tín của cá nhân khác bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chê người khác lùn bị phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bôi nhọ danh dự
6,516 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bôi nhọ danh dự Danh dự Xúc phạm danh dự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bôi nhọ danh dự Xem toàn bộ văn bản về Danh dự Xem toàn bộ văn bản về Xúc phạm danh dự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào