Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
- Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào?
- Khi cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hay không?
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định:
Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
...
Theo đó cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì phải xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật này.
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không? (Hình từ Internet)
Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào?
Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào, căn cứ theo khoản 4 Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định về việc xin lỗi cá nhân đối với cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
+ Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;
+ Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
Khi cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hay không?
Khi cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 quy định:
Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
Theo đó cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?