Mức trần học phí đối với giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định?

Mức trần học phí đối với giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định? Câu hỏi của Bạn Đ.Đ ở Ninh Thuận.

Mức trần học phí đối với giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, quy định về mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:1.500.000 đồng/tháng.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 3.000.000 đồng/tháng.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 3.750.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí được xác định cụ thể trong các trường hợp sau:

- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

- Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập:

+ 2.250.000 đồng/người/tháng đối với đào tạo thạc sĩ (bằng 1,5 lần mức trần học phí tại cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên)

+ 3.750.000 đồng/người/tháng đối với đào tạo tiến sĩ (bằng 2,5 lần mức trần học phí tại cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên)

- Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 2.250.000 đồng/người/tháng

- Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

- Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.

- Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.

- Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:

+ Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ mô-đun = Tổng học phí toàn khóa/Tổng số tín chỉ mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.

+ Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;

+ Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.

-. Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.

Mức trần học phí đối với giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định? (Hình từ internet)

Sinh viên học chuyên ngành Báo chí có được giảm học phí không?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sinh viên chuyên ngành Báo chí thuộc các trường hợp sau thì được giảm học phí:

- Là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được giảm 70% học phí.

- Là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên thì được giảm 50% học phí.

Cơ sở giáo dục đại học được thu học phí tối đa bao nhiêu tháng trên một năm?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ sở giáo dục đại học được thu học phí tối đa 10 tháng/năm.

Mức trần học phí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức trần học phí cho các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2024 - 2025 là bao nhiêu? Nguyên tắc xác định học phí?
Pháp luật
Mức trần học phí ngành kiến trúc và xây dựng năm học 2024 - 2025 là bao nhiêu? Tăng so với năm trước? Cách tính học phí theo tín chỉ?
Pháp luật
Mức trần học phí hệ đại học tại các trường công lập năm 2022 – 2023 tăng bao nhiêu theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với giáo dục đại học chuyên ngành Báo chí năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với giáo dục đại học ngành Du lịch năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với giáo dục đại học ngành Luật năm học 2023-2024 là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với giáo dục nghề nghiệp từ năm 2021 đến năm 2026 được quy định như thế nào? Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun ra sao?
Pháp luật
TP. Hà Nội: Mức trần học phí năm 2022-2023 tại các trường THPT hệ chất lượng cao theo hình thức học trực tuyến trên địa bàn Thủ đô là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức trần học phí
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
636 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức trần học phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức trần học phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào