Mục tiêu và yêu cầu của Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia năm 2022?
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 giải thích về bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số như sau:
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia” (sau đây gọi tắt tiếng Việt là “Bộ chỉ số chuyển đổi số” cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia; tiếng Anh là “Digital Transformation Index”; viết tắt là DTI).
Phạm vi và đối tượng áp dụng của Bộ chỉ số DTI như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục 1 Điều 1 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 phạm vi và đối tượng áp dụng của bộ chỉ số DTI như sau:
- Phạm vi điều chỉnh:
+ Phục vụ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của bộ, tỉnh và quốc gia.
- Đối tượng áp dụng:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Các cơ quan, tổ chức khác có thế tham khảo sử dụng DTI để đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức mình nếu có nhu cầu.
Mục tiêu và yêu cầu của Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia năm 2022?
Mục tiêu áp dụng của Bộ chỉ số DTI là gì?
Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 về mục tiêu áp dụng của Bộ chỉ số DTI như sau:
- Mục tiêu chung của Bộ chỉ số DTI:
+ Xác định DTI cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và của quốc gia trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng DTI cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia, bao gồm các chỉ số chính, chỉ số thành phần theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của bộ, tỉnh và quốc gia. Trong đó, DTI cấp bộ được dùng để theo dõi, đánh giá, so sánh và xếp hạng mức độ chuyển đổi số của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; DTI cấp tỉnh được dùng để theo dõi, đánh giá, so sánh và xếp hạng mức độ chuyển đổi số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; DTI cấp quốc gia được dùng để theo dõi, đánh giá mức độ chuyển đổi số của quốc gia; so sánh giữa các năm với nhau và cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế thực hiện đánh giá, xếp hạng Việt Nam trong các chỉ số toàn cầu về Chính phủ điện tử (EGDI), Công nghệ thông tin (IDI), An toàn thông tin mạng (GCI), Năng lực cạnh tranh (GCI) và Đổi mới sáng tạo (GII);
+ Xác định được thang điểm, phương pháp đánh giá cho các chỉ số chính, chỉ số thành phần, từ đó xác định được giá trị DTI của từng bộ, từng tỉnh và quốc gia;
+ Đánh giá được hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hằng năm của bộ, tỉnh, quốc gia; giúp bộ, tỉnh, quốc gia thấy được các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho bộ, tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
+ Hằng năm tổ chức triển khai xác định, công bố kết quả đánh giá DTI của bộ, tỉnh và quốc gia;
+ Xác định được các thực tiễn tốt, điển hình trong quá trình chuyển đổi số của bộ, tỉnh để từ đó nhân rộng trên cả nước;
+ Xây dựng và vận hành hệ thống phần mềm cho phép thu thập tự động dữ liệu sẵn có từ các nền tảng do cơ quan nhà nước quản lý; cho phép nhập dữ liệu báo cáo trực tuyến của bộ, tỉnh, quốc gia để phục vụ việc đánh giá; tự động đánh giá và xếp hạng theo công thức tương ứng; cho phép tra cứu trực tuyến kết quả đánh giá DTI của bộ, tỉnh và quốc gia.
Yêu cầu của Bộ chỉ số DTI là như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về yêu cầu của Bộ chỉ số DTI như sau:
- DTI phải bám sát nội dung Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời có sự gắn kết, tham chiếu với các chỉ số có liên quan được sử dụng trong các đánh giá của quốc tế;
- DTI cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của bộ, tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai chuyển đổi số hằng năm của bộ, tỉnh;
- DTI có tính nhất quán về chu kỳ đánh giá và dữ liệu, số liệu để phục vụ đánh giá; Tăng cường thu thập dữ liệu sẵn có từ các nền tảng do cơ quan nhà nước quản lý để phục vụ đánh giá;
- DTI có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn;
- Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất, cập nhật liên tục về kết quả DTI của tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ thu thập và tính toán DTI để phục vụ cho việc tính toán, cập nhật DTI (sau đây gọi tắt là Phần mềm);
- Đáp ứng tính thực tiễn, khả thi trong áp dụng, triển khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?