Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào? Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm?

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm có phải là quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 không? Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào?

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm có phải là quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 không?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh TẢI VỀ thì quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
- Thực hiện Chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ninh phải bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Xác định Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực tạo đột phá của sự phát triển; là con đường ngắn nhất để tạo đột phá phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững và phát huy vai trò của một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.
...

Theo đó, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 là quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.

Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào? Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm?

Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào?

Theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh TẢI VỀ thì mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như sau:

(1) Về phát triển chính quyền số

- 100% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số.

-100% công việc ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã phải được xử lý trên hệ thống chính quyên điện tử (đặc biệt là trình ký văn bản điện tử, thực hiện các chức năng xử lý nội bộ). 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được ký số và trả cho người dân trên môi trường số.

- 100% cơ quan khối Đảng liên thông các quy trình, dữ liệu, hồ sơ công việc từ câp tỉnh đên câp xã (trừ các nội dung mật); tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiêm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Hết năm 2022, 100% người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương được đào tạo/bôi dưỡng/tập huân và có kỹ năng sô phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ra quyết định.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được định kỳ hằng năm tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số; trong đó 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu bằng các công cụ số.

- Từ năm 2022, triển khai thực hiện việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính các cấp; đối với doanh nghiệp xác thực định danh điện tử qua cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2024, 100% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp từ tỉnh đến xã và liên thông với Trung ương.

- Phấn đấu hết năm 2023:

+ Hoàn thành 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công ở cả 3 cấp.

+ 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, họp trực tuyến, văn bản, báo cáo, ký số của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ngành, địa phương của tỉnh được thực hiện trên nền tảng số, đảm bảo tính liên thông, thống nhất, tổng thể.

+ 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ mật).

- Phấn đấu hết năm 2023 hoàn thành 08 cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng của tinh gồm: Đất đai; Cán bộ, công chức, viên chức; Y tế; Giáo dục; Quy hoạch; Du lịch; Đầu tư công; Giao thông. Các cơ sở dữ liệu nền tảng chuyên ngành khác (gồm: Tài nguyên, môi trường; Công nghiệp - năng lượng; Tài chính; Văn hóa; Xây dựng, Xúc tiến đầu tư; Tư pháp....), hạ tầng dữ liệu không gian cấp tinh hoàn thành trong năm 2024.

- Từ năm 2024, 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp được số hóa để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Đảm bảo việc kết nối tất cả các cơ sở dữ liệu quốc gia (Dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm...) ngay sau khi được công bố để khai thác, sử dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

(2) Về phát triển kinh tế số

- Kinh tế số chiếm ít nhất 20% GRDP của tỉnh.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp từ 47-50% kinh tế số,

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm.

- 100% doanh nghiệp trên địa bản tỉnh đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, 100% tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử. Phần đấu toàn tinh quy tụ được 50 doanh nghiệp số, trong đó có ít nhất 03 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển các sản phẩm, dịch vụ số.

- Hình thành khu công nghệ thông tin tập trung “Ha Long ICT Park” tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (Thành phố Hạ Long) theo định hướng “Cảng dữ liệu” và Trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực phía Bắc.

(3) Về phát triển xã hội số

- 100% các hộ gia đình được sử dụng dịch vụ Internet băng rộng, trong đó hạ tầng mạng cáp quang đến hộ gia đình đạt 95%.

- Phấn đấu 100% người dân trong độ tuổi lao động có sử dụng điện thoại thông minh; 100% người dân cố định danh số và mỗi gia đình đều có địa chỉ số.

- 100% các trường học trên địa bàn tỉnh (từ các cấp học phổ thông đến đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề của tỉnh) có nội dung chuyển đổi số trong chương trình giảng dạy, đào tạo. 100% học sinh các cấp có hồ sơ, học bạ điện tử, số liên lạc điện tử; triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số.

- 100% người dân được chăm sóc sức khỏe trên nền tảng y tế số.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt 95%.

Mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 là gì?

Theo Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 như sau:

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào? Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm?
Pháp luật
Mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào? Tăng cường nhận thức về chuyển đổi số?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2 đầy đủ, chi tiết?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp có được hỗ trợ chi phí cho thuê các giải pháp chuyển đổi số không?
Pháp luật
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?
Pháp luật
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?
Pháp luật
Bộ Xây dựng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành đúng không?
Pháp luật
Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp Sở do UBND tỉnh Hòa Bình ban hành gồm có bao nhiêu chỉ số chính theo quy định?
Pháp luật
Chuyển đổi số là gì? Việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các kênh về chuyển đổi số và Ngày Chuyển đổi số quốc gia thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục năm học 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi số
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
631 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào