Mục tiêu đến năm 2025 triển khai Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030?
Mục tiêu tổng quát Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”?
Tại mục II Điều 1 Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2024 Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” quy định:
Phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung sau đây:
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2025 triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”? (Hình từ Internet)
Trong đó, mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu đến năm 2025
- Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách về tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc.
- Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
- Xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu tại Ủy ban Dân tộc.
Mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030
- Phát triển Chính phủ số
+ 100% lãnh đạo Ủy ban Dân tộc sử dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường số.
+ 80% lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp tỉnh, 70% lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp huyện sử dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường số.
+ 100% chế độ báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
+ 100% các thủ tục hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
+ Xây dựng, ban hành bộ chỉ số lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
+ Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Ủy ban Dân tộc.
+ 100% dữ liệu mở lĩnh vực công tác dân tộc được công bố, cập nhật theo quy định.
+ 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số.
- Phát triển xã hội số
+ 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ tiếp cận thông tin về công nghệ số, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ 80% trưởng thôn, bản, ấp, buôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số.
+ Có chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông, Internet cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển kinh tế số
50% chủ thể OCOP là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiệm vụ trong đề án tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030?
Theo mục III Điều 1 Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ trong đề án tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030 như sau:
- Chuyển đổi nhận thức
+ Chuyển đổi nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhất là chuyển đổi về tư duy, lề lối làm việc từ thủ công truyền thống sang làm việc trên môi trường số.
+ Chuyển đổi nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là nhận thức về hoạt động sản xuất, kinh doanh thủ công sang hoạt động sản xuất, kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- Phát triển hạ tầng số
+ Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Trung tâm dữ liệu của Ủy ban dân tộc gồm hệ thống thiết bị máy chủ, lưu trữ, thiết bị mạng, các hạ tầng điện toán đám mây, bảo mật, an toàn thông tin theo cấp độ, kỹ thuật phòng chống cháy nổ, chống sét tập trung, Internet tốc độ cao.
+ Xây dựng lộ trình triển khai Trung tâm dữ liệu của Ủy ban Dân tộc phù hợp với lộ trình triển khai của Trung tâm dữ liệu quốc gia.
- Phát triển dữ liệu số
+ Cập nhật thông tin, dữ liệu trên Kho dữ liệu công tác dân tộc và Kho dữ liệu thống kê 53 dân tộc thiểu số, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với bộ, ngành, địa phương có liên quan.
+ Xây dựng, cập nhật các thông tin, dữ liệu về chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc; bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số Việt Nam tích hợp Từ điển dân tộc và bộ gõ tiếng dân tộc; theo dõi hoạt động tuyên truyền chính sách và các nội dung liên quan lĩnh vực công tác dân tộc.
+ Xây dựng, cập nhật thông tin, dữ liệu về lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, các sản phẩm truyền thống, thông tin địa lý GIS vùng dân tộc thiểu số có tích hợp thông tin, dữ liệu đa phương tiện và các thông tin, dữ liệu khác có liên quan lĩnh vực công tác dân tộc.
- Xây dựng, phát triển nền tảng số
+ Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Ủy ban Dân tộc, kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nội bộ và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
+ Xây dựng, phát triển Thư viện điện tử về công tác dân tộc có khả năng trao đổi, liên kết với các cơ quan thông tin thư viện khác.
+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng, phát triển ứng dụng phổ biến chính sách dân tộc và hỗ trợ thông tin về giao thông, cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng nền tảng quản lý thiết bị IoT (IoT Platform), nền tảng quản lý video (VMS), nền tảng chuỗi khối (Blockchain), nền tảng dữ liệu lớn (Big Data) và nền tảng phân tích dữ liệu thông minh (AI Platform); xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu đồng bộ trên cơ sở kết nối, tích hợp các nền tảng.
- Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
+ Lập hồ sơ cấp độ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn thông tin, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lĩnh vực công tác dân tộc.
+ Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lĩnh vực công tác dân tộc.
+ Giám sát an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin trong lĩnh vực công tác dân tộc; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Kinh phí thực hiện Đề án từ đâu?
Căn cứ tại mục V Điều 1 Quyết định 1087/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng tham gia Đề án.
Bên cạnh đó, khuyến khích huy động từ nguồn vốn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn xã hội hóa khác; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt.
Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?