Mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia là gì? Hệ thống tổ chức ứng phó này gồm những đơn vị nào?
Mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia như sau:
Mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia
1. Thiết lập hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố).
2. Bảo đảm việc chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực cần thiết nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, môi trường và tài sản khi xảy ra sự cố.
3. Bảo đảm việc chỉ đạo, điều hành và chỉ huy ứng phó sự cố tuân theo nguyên tắc thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế của sự cố.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia là:
- Thiết lập hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố).
- Bảo đảm việc chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực cần thiết nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, môi trường và tài sản khi xảy ra sự cố.
- Bảo đảm việc chỉ đạo, điều hành và chỉ huy ứng phó sự cố tuân theo nguyên tắc thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế của sự cố.
Mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia gồm những đơn vị nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia như sau:
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia
1. Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia bao gồm:
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
- Sở chỉ huy hiện trường;
- Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia;
- Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.
2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Sở chỉ huy hiện trường và các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.
3. Sở chỉ huy hiện trường do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định thành lập đối với từng tình huống sự cố cụ thể, có chức năng tổ chức, triển khai hoạt động ứng phó sự cố tại hiện trường.
4. Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia huy động từ các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân căn cứ tình huống sự cố cụ thể, bao gồm:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố;
- Tổ chức, cá nhân khác được huy động tham gia ứng phó sự cố.
5. Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật có trách nhiệm bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt trong chỉ đạo, điều hành; hỗ trợ kỹ thuật ứng phó sự cố; quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống tổ chức ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia gồm những đơn vị sau:
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
- Sở chỉ huy hiện trường;
- Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia;
- Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia được lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia như sau:
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong Kế hoạch bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong Kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Theo quy định trên, nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?