Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 884/QĐ-TTg 2017 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp quốc gia

Số hiệu: 884/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 16/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 884/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu
nạn;
- BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai;
- VPCP: BTCN, c
ác PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NN, KTTH, NC, QHĐP, QHQT, TKBT, TH, Công báo;
- Lưu:
VT, KGVX (2).XH

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA
(Kèm theo Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) được áp dụng khi sự cố xảy ra ở nhóm 5 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Năng lượng nguyên tử hoặc trong trường hợp sự cố xảy ra ở nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này nhưng vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, danh mục cụ thể quy định tại Phụ lục I của Kế hoạch này.

Điều 2. Mục tiêu của Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia

1. Thiết lập hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố).

2. Bảo đảm việc chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực cần thiết nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiu tối đa thiệt hại về con người, môi trường và tài sản khi xảy ra sự cố.

3. Bảo đảm việc chỉ đạo, điều hành và chỉ huy ứng phó sự cố tuân theo nguyên tắc thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế của sự cố.

Điều 3. Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia

1. Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia bao gồm:

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

- Sở chỉ huy hiện trường;

- Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia;

- Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.

2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Sở chỉ huy hiện trường và các tổ chức tham gia ứng phó sự c.

3. Sở chỉ huy hiện trường do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định thành lập đối với từng tình huống sự cố cụ thể, có chức năng tổ chức, triển khai hoạt động ứng phó sự cố tại hiện trường.

4. Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia huy động từ các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân căn cứ tình huống sự cố cụ thể, bao gồm:

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công an;

- Bộ Công Thương;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ Y tế;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Ngoại giao;

- Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Bộ Giao thông vận tải;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố;

- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố;

- Tổ chức, cá nhân khác được huy động tham gia ứng phó sự cố.

5. Các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật có trách nhiệm bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt trong chỉ đạo, điều hành; hỗ trợ kỹ thuật ứng phó sự cố; quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.

Mục 2. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ SỰ CỐ CẤP QUỐC GIA

Điều 4. Tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố

1. Thông tin sự cố xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7 đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Thông tin sự cố xảy ra bên ngoài biên giới Việt Nam có nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an toàn đối với con người, môi trường của Việt Nam sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận thông qua Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), kênh trao đổi song phương giữa các quốc gia hoặc từ hệ thng quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi tiếp nhận thông tin sự cố phải triển khai ngay các hoạt động:

a) Xác minh tính chính xác của thông tin;

b) Đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố, làm căn cứ đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia và yêu cầu trợ giúp quốc tế;

c) Trường hợp cần thiết triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia hoặc yêu cầu trợ giúp quốc tế, báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để quyết định.

Điều 5. Quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia

Sau khi có thông tin về sự cố và nhận được đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm:

1. Quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia.

2. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp ứng phó trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Điều 6. Triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia

1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định yêu cầu trợ giúp quốc tế và kế hoạch tiếp nhận, sử dụng trợ giúp quốc tế trong trường hợp cần trợ giúp quốc tế;

b) Chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cố và trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Thành lập Sở chỉ huy hiện trường với thành phần theo quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này đối với tình huống sự cố cụ thể;

d) Chỉ đạo việc huy động nguồn lực ng phó sự cố của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố đối với tình huống sự cố cụ thể theo quy định tại Phụ lục II Kế hoạch này; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác khi cần thiết;

đ) Chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố và giải quyết các yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường trong quá trình ứng phó;

e) Giữ liên lạc thường xuyên với Sở chỉ huy hiện trường để cập nhật thông tin diễn biến sự cố và tham khảo ý kiến tổ chức, cá nhân có chuyên môn để chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó hiệu quả;

g) Quyết định việc sơ tán người dân, cấm và hạn chế sử dụng hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

2. Sở chỉ huy hiện trường có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy hoạt động ứng phó tại hiện trường phù hợp với diễn biến thực tế của sự cố:

a) Xem xét tình hình sự cố thực tế, tham khảo ý kiến tổ chức, cá nhân có chuyên môn khi cn thiết để đề xuất phương án ứng phó và báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định;

b) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố để bảo đảm sự phối hợp, thống nhất trong công tác chỉ huy, triển khai hoạt động ứng phó;

c) Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy hiện trường có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Chỉ huy hoạt động ứng phó tại hiện trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

- Báo cáo và cập nhật thông tin về diễn biến sự cố, tình hình triển khai các hoạt động ứng phó sự cố cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn qua đường dây nóng;

- Quyết định phương án ứng phó sự cố trong các trường hợp tình huống sự cố diễn biến nhanh, bất thường để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời;

- Yêu cầu bổ sung nguồn lực khi cần thiết theo thẩm quyền.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và gửi đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cvà trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sự cố không gây ảnh hưởng qua biên giới quốc gia;

b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý thực hiện chức năng tư vấn kỹ thuật cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Sở chỉ huy hiện trường;

c) Điều động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường đthực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

- Quan trắc phóng xạ, đánh giá phát tán chất phóng xạ, kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ, đánh giá liều bức xạ;

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố, bảo vệ người tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố;

- Hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế sự cố lan rộng, giảm thiểu hậu quả và khắc phục sự cố;

- Tổ chức, giám sát thu gom chất thải phóng xạ theo quy định pháp luật;

- Hỗ trợ Bộ Công an xác định nguyên nhân sự cố và giám định hạt nhân trong công tác điều tra tội phạm;

- Hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ tại biên giới đối với người xuất cảnh, nhập cảnh đến từ khu vực bị ô nhiễm phóng xạ và kiểm soát sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

d) Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng.

4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm điều động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Chủ trì đo xạ trên không và trên biển để cung cấp số liệu phục vụ đánh giá tình trạng và diễn biến của sự cố;

b) Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm xạ, cấp phát trang bị phòng hóa cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố và dân chúng đphòng chống bụi phóng xạ;

c) Chủ trì công tác tẩy xạ, thu hồi nguồn phóng xạ và xử lý chất thải phóng xạ;

d) Hỗ trợ thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố;

đ) Cung cấp nhân lực chính để tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ;

e) Phối hợp cùng Bộ Y tế trong cấp cứu nạn nhân bị nhiễm xạ tại hiện trường và khám, điều trị nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bức xạ;

g) Hỗ trợ Bộ Công an xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường;

h) Hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức sơ tán nhân dân và tổ chức cứu trợ người bị nạn.

5. Bộ Công an có trách nhiệm huy động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố;

b) Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong các trường hợp sự cố có liên quan đến cháy, nổ;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương trong bảo đảm an ninh và an toàn cho sơ tán nhân dân;

d) Điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố;

đ) Tổ chức điều tra tội phạm và xác định nguyên nhân sự cố.

6. Bộ Công Thương có trách nhiệm huy động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể theo quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Tổ chức hoạt động ứng phó và xử lý các vấn đề liên quan về hóa chất;

b) Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm huy động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Cung cấp số liệu dự báo thời tiết và dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường;

b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm soát ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra và quản lý chất thải phóng xạ.

8. Bộ Y tế có trách nhiệm huy động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố;

b) Tổ chức sàng lọc, phát hiện và điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bức xạ;

c) Tổ chức kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ tại biên giới đối với người xuất cảnh, nhập cảnh đến từ khu vực bị ô nhiễm phóng xạ;

d) Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ;

đ) Cung cấp thuốc Kali Iốt cho công chúng trong các trường hợp được yêu cầu.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm huy động nhân lực, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ sau tùy theo tình huống sự cố cụ thể quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này:

a) Tổ chức đánh giá mức độ nhiễm bẩn phóng xạ trong lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt;

b) Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ;

c) Đánh giá mức độ tác động của sự cố đến ngành nông nghiệp, thiệt hại đối với đất, cây trồng, gia súc, gia cầm và cơ sở chế biến;

d) Bảo đảm lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu ứng phó sự cố trong mọi tình huống.

10. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo sự cố và gửi đề nghị trợ giúp quốc tế tới Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, quốc gia và tổ chức quốc tế khác theo quy định của các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sự cố có ảnh hưởng qua biên giới quốc gia.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a) Cung cấp và hỗ trợ viễn thông cho các hoạt động ứng phó sự cố;

b) Cung cấp đường dây nóng phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố;

c) Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

12. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan không lưu hướng dẫn các chuyến bay dân sự tránh vùng bị ô nhiễm phóng xạ;

b) Cử điều phối viên giao thông vận tải đến khu vực xảy ra sự cố để hỗ trợ địa phương lập kế hoạch vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển;

c) Tư vấn kỹ thuật phương tiện và hệ thống vận tải nhằm hỗ trợ các cơ quan liên quan vận chuyển vật liệu phóng xạ.

13. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố có trách nhiệm:

a) Tổ chức ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

b) Cung cấp nhân lực và phương tiện tham gia ứng phó sự cố theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và Sở chỉ huy hiện trường;

c) Tổ chức sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

14. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố có trách nhiệm:

a) Huy động tối đa lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Sở chỉ huy hiện trường;

b) Chịu trách nhiệm chính trong việc ứng phó sự cố trong khu vực cơ sở và cập nhật, báo cáo tình trạng sự cố, hoạt động ứng phó sự cố trong khu vực cơ sở cho Sở chỉ huy hiện trường;

c) Tổ chức thu gom và xử lý chất thải phóng xạ phát sinh từ cơ sở.

15. Tổ chức, cá nhân khác tham gia ứng phó sự cố:

a) Tham gia ứng phó sự cố theo huy động của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

b) Thực hiện các nhiệm vụ trong ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Sở chỉ huy hiện trường.

Điều 7. Chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố

1. Hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia được chấm dứt và công bố chính thức cho công chúng khi bảo đảm được các điều kiện sau:

a) Tình trạng phóng xạ đã được kiểm soát và các dữ liệu đặc trưng cho tình trạng phóng xạ của sự cố đã được thu thập đầy đủ;

b) Khả năng chiếu xạ hoặc gây nhiễm bẩn phóng xạ, khả năng phát triển của sự cố được đánh giá và khẳng định là ổn định;

c) Mức liều chiếu xạ đối với các nhóm công chúng có nguy cơ bị tác động được đánh giá và bảo đảm liều hiệu dụng không vượt quá mức liều quy định;

d) Kiểm soát được liều chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên khắc phục hậu quả sự cố giai đoạn sau đó trong giới hạn an toàn;

đ) Các yếu tố phi phóng xạ khác như khía cạnh về tâm lý, kinh tế, công nghệ, tái định cư, khả năng nguồn lực đã được xem xét;

e) Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động ứng phó sự cố đã có giải pháp xử lý và quản lý;

g) Đã có các giải pháp bảo đảm an toàn cho công chúng sau khi chm dứt hoạt động ứng phó sự cố.

2. Sở chỉ huy hiện trường trên cơ sở tình hình khắc phục sự cố và điều kiện thực tế, phối hợp với cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức, cá nhân có chuyên môn quyết định đề xuất chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố theo các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này và trình Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định.

3. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn sau khi nhận được đề xuất của Sở chỉ huy hiện trường có trách nhiệm tham vn ý kiến của tổ chức, cá nhân có chuyên môn và quyết định chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố.

4. Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy hiện trường công bố chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo chính thức việc chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 8. Khắc phục hậu quả sự cố

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ gây ra sự cố có trách nhiệm khắc phục hậu quả sự cố như sau:

a) Xây dựng và thực hiện phương án khắc phục hậu quả sự cố bên trong cơ sở;

b) Thực hiện khắc phục hậu quả sự cố bên ngoài cơ sở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tnh, địa phương nơi xảy ra sự cố;

c) Chịu chi phí khắc phục hậu quả sự cố do cơ sở gây ra theo quy định pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố có trách nhiệm:

a) Xây dựng và thực hiện phương án khắc phục hậu quả sự cố trên địa bàn quản lý;

b) Sử dụng chi phí khắc phục hậu quả sự cố theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tư vấn kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương trong xây dựng phương án khắc phục hậu quả sự cố, triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sự cố và kiểm tra kết quả sau khi khắc phục.

4. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm giám sát việc khắc phục hậu quả sự cố và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ địa phương khi cần thiết.

Điều 9. Điều tra và báo cáo tổng kết

1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì lập và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết về kết quả ứng phó sự cố.

Mục 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Yêu cầu bảo đảm nguồn lực cho ứng phó sự cố cấp quốc gia

1. Bộ, ngành tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia quy định tại Điều 3 của Kế hoạch này phải chuẩn bị sẵn sàng năng lực để tham gia ứng phó sự cố với các yêu cầu chung như sau:

a) Đào tạo, tập huấn, huấn luyện, hội thao, diễn tập cho lực lượng chuyên trách bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong Kế hoạch;

b) Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cần thiết đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong Kế hoạch.

2. Bộ, ngành tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia quy định tại Điều 3 của Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng quy trình tác nghiệp cho các tình huống sự cố phù hợp với trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Kế hoạch này.

3. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố của các bộ, ngành và tổ chức liên quan.

4. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và hệ thống thông tin liên lạc qua đường dây nóng, hệ thống thông tin trực tuyến để cập nhật thông tin diễn biến sự cố và hoạt động ứng phó sự cố tại hiện trường; truyền đạt ý kiến chỉ đạo đến Sở chỉ huy hiện trường; trao đổi thông tin với các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân có chuyên môn.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cụ thể sau:

a) Thiết lập và duy trì hoạt động hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7;

b) Tăng cường đầu tư cho đơn vị hỗ trợ kỹ thuật ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân thuộc quyền quản lý để bảo đảm năng lực thực hiện chức năng tư vấn kỹ thuật trong việc quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia, quyết định chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia và trong triển khai hoạt động ứng phó sự cố;

c) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia bảo đảm cảnh báo sớm sự cố và hỗ trợ hoạt động ứng phó sự cố;

d) Hỗ trợ các tổ chức tham gia ứng phó sự cố xây dựng quy trình tác nghiệp ứng phó sự cố.

6. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cụ thể sau:

a) Bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo, huấn luyện quy mô quốc gia và khu vực cho lực lượng chuyên trách ứng phó sự cố;

b) Bảo đảm cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho đơn vị y tế thuộc quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu cấp cứu và điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bức xạ;

c) Chuẩn bị sẵn sàng thiết bị đo và phương tiện di chuyển phục vụ công tác đo xạ đường không và đường biển; tăng cường trang thiết bị quan trắc phóng xạ, lấy mẫu và phân tích mẫu không khí, thiết bị thu hồi nguồn phóng xạ hoạt độ cao, thiết bị tẩy xạ người và phương tiện, thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chng phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

7. Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng và bảo đảm năng lực chữa cháy cho lò phản ứng hạt nhân, cơ sở hạt nhân và năng lực ứng phó sự cố liên quan đến an ninh hạt nhân.

8. Bộ Y tế có trách nhiệm cụ thể sau:

a) Tăng cường năng lực cho cơ sở y tế thuộc quyền quản lý trong cấp cứu, sàng lọc, phát hiện và điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bức xạ;

b) Xây dựng lực lượng kiểm soát nhiễm xạ đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

c) Bảo đảm sẵn sàng thuốc Kali Iốt dự phòng.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cụ thể sau:

a) Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, bảo đảm cung cấp đầy đủ số liệu trực tuyến cho Bộ Khoa học và Công nghệ phục vụ đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường;

b) Bảo đảm năng lực kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường đối với các yếu tố phi phóng xạ do sự cố gây ra;

c) Bảo đảm năng lực tổ chức quản lý chất thải phóng xạ.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tăng cường năng lực và xây dựng cơ chế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế trong công tác kiểm soát dư lượng chất phóng xạ trong lương thực, thực phẩm khi xảy ra sự cố và đánh giá tác động của sự cố gây ra đối với ngành nông nghiệp.

11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố theo kế hoạch đã được phê duyệt, sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia khi được huy động.

12. Các cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ có trách nhiệm:

a) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố theo kế hoạch đã được phê duyệt, sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia khi được huy động;

b) Bảo đm nguồn kinh phí dự phòng phục vụ ứng phó sự cố;

c) Bảo đảm nguồn kinh phí khắc phục hậu quả sự cố theo quy định pháp luật.

Điều 11. Diễn tập ứng phó sự cố

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì việc xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố theo Kế hoạch này định kỳ hai năm một lần.

Điều 12. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong Kế hoạch bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động trong Kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật./.

PHỤ LỤC I

CÁC TÌNH HUỐNG SỰ CỐ CẦN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA
(Kèm theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia tại Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tình hung sự cố

Đc điểm scố

I

Sự cố xảy ra đối với các hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

1

Sự cố của phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

Hư hại nghiêm trọng, có khả năng gây phát tán phóng xạ ra bên ngoài phương tiện.

2

Sự cố tại cơ sở hạt nhân

- Mất vật liệu hạt nhân hoặc nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

- Hư hỏng nghiêm trọng các tính năng an toàn và gây phát tán phóng xạ ra bên ngoài cơ sở.

- Hư hỏng nghiêm trọng hoặc có khả năng bị hư hỏng nghiêm trọng nhiên liệu hạt nhân trong vùng hoạt lò phản ứng và gây phát tán phóng xạ ra bên ngoài cơ sở.

- Hành động phá hoại gây phát tán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân ra bên ngoài cơ sở.

3

Sự cố tại cơ sở sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1

- Mất nguồn phóng xạ nhóm 1

- Hư hại nguồn phóng xạ nhóm 1, gây phát tán chất phóng xạ ra môi trường (do phá hoại hoặc sự cố cháy nổ trong khu vực nguồn).

- Gây ra hoặc có khả năng gây ra chiếu xạ xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định cho con người trong và ngoài cơ sở do mất kiểm soát an toàn đối với nguồn phóng xạ.

4

Nguồn phóng xạ nhóm 1 nằm ngoài kiểm soát

- Phát hiện thấy nguồn phóng xạ nhóm 1 nằm ngoài kiểm soát trên lãnh thổ Việt Nam.

- Phát hiện các triệu chứng y tế của công chúng cho thấy có khả năng bị chiếu xạ bởi nguồn phóng xạ nhóm I.

5

Hoạt động khủng bố

- Hoạt động khủng bố đối với cơ sở sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1 hoặc cơ sở hạt nhân.

- Hoạt động khủng bố sử dụng nguồn phóng xạ hoặc vật liệu hạt nhân.

II

Sự cố xảy ra từ các hoạt động nằm ngoài lãnh thViệt Nam

1

Sự cố từ nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở hạt nhân của quốc gia khác

Nhận được thông báo từ IAEA hoặc các quốc gia khác về sự cố lớn (đánh giá theo tiêu chuẩn IAEA) tại nhà máy điện hạt nhân hoặc cơ sở hạt nhân trong phạm vi 300 km cách biên giới Việt Nam.

2

Sự cố của phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam

Hư hại nghiêm trọng, có khả năng gây ra phát tán phóng xạ ảnh hưởng đến con người và môi trường trong vùng lãnh thổ của Việt Nam.

III

Các tình huống sự cố khác

1

Hàng hóa, lương thực, thực phẩm, sữa, nước uống nhiễm bẩn phóng xạ

Phát hiện hàm lượng chất phóng xạ trong hàng hóa, lương thực, thực phẩm, sữa, nước uống vượt quá mức cho phép.

2

Môi trường nhiễm bẩn phóng xạ

Phát hiện mức phóng xạ cao bất thường trên phạm vi rộng trong môi trường đất, nước, không khí.

3

Rơi vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam

- Phát hiện vệ tinh rơi trên vùng lãnh thổ Việt Nam và qua kiểm tra đánh giá cho thấy vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân.

- Nhận được thông báo về khả năng rơi vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

4

Tình huống sự cố khác

Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cần phải khởi động Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN CẤP QUỐC GIA
(Kèm theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia tại Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Sự cố của cơ sở hạt nhân (trừ trường hợp mất vật liệu hạt nhân hoặc nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng)

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành chung.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ, tổ chức tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Quan trắc phóng xạ, đánh giá phát tán chất phóng xạ,

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ của người tham gia ứng phó sự cố, cán bộ, nhân viên của cơ sở, công chúng.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố, bảo vệ công chúng.

- Đánh giá yêu cầu trợ giúp quốc tế.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế sự cố lan rộng, giảm thiểu hậu quả sự cố.

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính để tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ.

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cấp phát trang bị phòng hóa cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố và công chúng đphòng bụi phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu người bị nhiễm bẩn phóng xạ tại hiện trường.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tham gia sơ tán nhân dân trên đất liền, trên biển đảo và tổ chức cấp cứu người bị nạn.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân.

- Điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp số liệu dự báo thời tiết và dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường.

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì đánh giá mức độ nhiễm bn phóng xạ trong lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt.

- Quyết định về việc cấm, hạn chế sử dụng hàng hóa, lương thực, thực phẩm trong khu vực chịu tác động ô nhiễm phóng xạ.

- Kiểm soát hàng hóa liên quan tới lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

- Đánh giá mức độ tác động của sự cố đến ngành nông nghiệp, thiệt hại đối với đất, cây trồng, gia súc, gia cầm và cơ sở chế biến.

8

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố.

- Cung cấp thuốc Kali Iốt dự phòng cho công chúng theo yêu cầu.

- Kiểm soát hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

- Tổ chức sàng lọc, phát hiện và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ quá liều hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

9

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp và hỗ trợ vin thông cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

10

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố với IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế theo quy định.

- Đu mối gửi đề nghị trợ giúp quốc tế tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác.

11

Bộ Giao thông vận tải

- Chỉ đạo cơ quan không lưu trong việc hướng dẫn các chuyến bay dân sự tránh vùng bị ô nhiễm phóng xạ.

- Cử điều phi viên giao thông vận tải đến khu vực xảy ra sự cố và hỗ trợ địa phương lập kế hoạch vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển.

12

Bộ Công Thương

- Xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn hóa chất trong sự cố.

- Kiểm soát sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

13

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

14

Cơ sở hạt nhân

- Tổ chức ứng phó sự cố trong khu vực cơ sở.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

2. Sự cố tại cơ ssử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1 (trừ trường hợp mất nguồn phóng xạ)

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ, tổ chức tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Quan trắc phóng xạ.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ của công chúng.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ.

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Tham gia điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhim và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố.

- Tổ chức sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng x.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp quốc tế tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác (nếu cần thiết).

10

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

Cơ sở sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1; Chủ phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

3. Cơ sở sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1 (mất nguồn phóng xạ nhóm 1) và cơ sở hạt nhân (mất vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng)

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Công an

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc tìm kiếm, phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.

- Hỗ trợ kỹ thuật trong tìm kiếm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

4

Bộ Công an

Tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố, tìm kiếm nguồn phóng xạ và vật liệu hạt nhân.

5

Bộ Y tế

- Thông báo trong cơ sở y tế để phát hiện trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ảnh hưởng bởi chiếu xạ.

- Chẩn đoán và điều trị nạn nhân bị chiếu xạ quá liều, nhiễm bẩn phóng xạ.

6

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

7

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin cho IAEA.

8

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan bị ảnh hưởng bởi sự cố

- Thông báo công chúng trong địa phương về du hiệu nhận biết và các biện pháp đảm bảo an toàn.

- Phối hợp tham gia tìm kiếm nguồn phóng xạ, vật liu ht nhân.

9

Cơ sở

- Cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ cho công tác điều tra.

- Phối hợp tham gia tìm kiếm.

4. Phát hiện nguồn phóng xạ nhóm 1, vật liệu hạt nhân nằm ngoài kiểm soát, rơi vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ công chúng và nhân viên ứng phó.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố, thu hồi nguồn phóng xạ và tẩy xạ.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng, hướng dẫn công chúng đảm bảo an toàn và đến các cơ sở y tế chỉ định để kiểm tra.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cn thiết).

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Giám định hạt nhân hỗ trợ công tác điều tra.

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tẩy xạ, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

- Điều tra nguồn gốc nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài kiểm soát.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Phát hiện và thông báo công chúng về các triệu chứng tổn thương do bức xạ.

- Tổ chức chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ quá liều hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác (nếu cần thiết).

10

Bộ Giao thông vận tải

Tư vấn kỹ thuật phương tiện và hệ thống vận tải nhằm hỗ trợ các cơ quan liên quan vận chuyển vật liệu phóng xạ.

11

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát, nơi vệ tinh rơi

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

5. Hoạt động khủng bố xảy ra tại đa điểm không thuộc địa bàn quản lý của Bộ Quốc phòng

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Công an

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ công chúng và nhân viên ứng phó.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố, thu hồi nguồn phóng xạ và tẩy xạ.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng, hướng dẫn công chúng đảm bảo an toàn và đến các cơ sở y tế chỉ định để kiểm tra.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Giám định hạt nhân phục vụ công tác điều tra.

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân bị nhiễm bn phóng xạ.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tẩy xạ, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

- Điều tra nguyên nhân sự cố và tội phạm liên quan đến hoạt động khủng bố.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Tổ chức cấp cứu, chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác (nếu cn thiết).

10

Bộ Giao thông vận tải

Tư vấn kỹ thuật phương tiện và hệ thống vận tải nhằm hỗ trợ các cơ quan liên quan vận chuyển vật liệu phóng xạ.

11

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra khủng bố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

6. Hoạt động khủng bố xảy ra tại địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Bộ Quốc phòng

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Quốc phòng

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Kiểm soát nhim bn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ công chúng và nhân viên ứng phó.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố, thu hồi nguồn phóng xạ và tẩy xạ.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng, hướng dẫn công chúng đảm bảo an toàn và đến các cơ sở y tế chỉ định để kiểm tra.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Giám định hạt nhân phục vụ công tác điều tra.

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ.

- Trinh sát xác định, đánh du khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tẩy xạ, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

- Điều tra nguyên nhân sự cố và tội phạm liên quan đến hoạt động khủng bố.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Tổ chức cấp cứu, chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác (nếu cần thiết).

10

Bộ Giao thông vận tải

Tư vấn kỹ thuật phương tiện và hệ thống vận tải nhằm hỗ trợ các cơ quan liên quan vận chuyển vật liệu phóng xạ.

11

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra khủng bố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

7. Sự cố có nguồn gốc từ nhà máy điện hạt nhân hoặc cơ sở hạt nhân khác nm ngoài lãnh thViệt Nam

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Quan trắc phóng xạ, đánh giá phát tán chất phóng xạ.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ khu vực và cá nhân.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Đánh giá liều bức xạ của công chúng.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

4

Bộ Quốc phòng

- Chủ trì đo xạ trên không và trên biển.

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cấp phát trang bị phòng hóa cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố và công chúng chúng đề phòng bụi phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trên đất liền, trên biển đảo và tổ chức cứu trợ người bị nạn.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ.

5

Bộ Công an

- Phối hợp với chính quyền địa phương khu vực bị ảnh hưởng bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân.

- Điều phối giao thông theo phương án ứng phó s c.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp số liệu dự báo thời tiết và dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường.

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì đánh giá mức độ nhim bn phóng xạ trong lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt.

- Kiểm soát hàng hóa liên quan tới lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ vùng có nguy cơ bị ô nhiễm phóng xạ.

8

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố.

- Cung cấp thuốc Kali Iốt dự phòng cho công chúng theo yêu cầu.

- Tổ chức điều tra, sàng lọc, phát hiện và điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng do chiếu xạ.

9

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp và hỗ trợ viễn thông cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

10

Bộ Ngoại giao

- Yêu cầu thông tin từ IAEA, quốc gia gây ra sự cố và tổ chức quốc tế.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp quốc tế tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác.

11

Bộ Giao thông vận tải

- Chỉ đạo cơ quan không lưu trong việc hướng dẫn các chuyến bay dân sự tránh vùng bị ô nhiễm phóng xạ.

- Cử điều phối viên giao thông vận tải hỗ trợ địa phương lập kế hoạch vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển, sơ tán nhân dân.

12

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi bị ảnh hưởng tác động bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

8. Sự cố đối với phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Quốc phòng

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ, tổ chức tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Quan trắc phóng xạ.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Đánh giá liều bức xạ của công chúng.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ.

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân bị nhiễm bn phóng xạ.

- Tham gia xử lý cháy nổ và kiểm soát an ninh trật tự tại hiện trường.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ,

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi xảy ra sự cố và bảo đảm an ninh cho các hoạt động ứng phó sự cố.

- Tổ chức và triển khai kịp thời lực lượng phòng cháy chữa cháy.

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Tham gia điều phối giao thông theo phương án ứng phó sự cố.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố.

- Tổ chức sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp quốc tế tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác (nếu cần thiết).

10

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi sự cố xảy ra hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

Cơ sở sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ nhóm 1; Chủ phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

9. Phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng ht nhân hot đng bên ngoài lãnh thổ

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng: Đại diện Bộ Quốc phòng

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Quan trắc phóng xạ.

- Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ cá nhân và khu vực.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Đánh giá liều bức xạ của công chứng.

- Tư vấn phương án bảo vệ chống phóng xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng và công chúng trong khu vực bị ảnh hưởng.

- Xây dựng các yêu cầu trợ giúp quốc tế (nếu cần thiết).

4

Bộ Quốc phòng

- Cung cấp nhân lực chính tham gia ứng phó sự cố trong khu vực nguy hiểm phóng xạ

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Cung cấp thiết bị chuyên dụng đo bức xạ dải liều cao, thiết bị che chắn chống phóng xạ và phương tiện bảo hộ cho nhân viên tham gia ứng phó sự cố.

- Tham gia cấp cứu nạn nhân.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội cho các hoạt động ứng phó sự cố,

- Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh và an toàn trong sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường do sự cố gây ra.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng do sự cố.

- Tổ chức điều tra, chẩn đoán và điều trị cho nạn nhân bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

9

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố cho IAEA.

- Thông báo cho quốc gia có phương tiện bị sự cố.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp tới IAEA, quốc gia và tchức quốc tế khác (nếu cần thiết).

10

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi bị ảnh hưởng tác động bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Cung cấp nhân lực và phương tiện ứng phó theo yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân và cứu trợ cho người bị nạn.

10. Hàng hóa, lương thực thực phẩm, môi trường đất, nước, không khí nhiễm bẩn phóng xạ

STT

Cơ quan tham gia

Trách nhiệm

1

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

Chỉ đạo, điều hành.

2

Sở chỉ huy hiện trường

Chỉ huy trưởng:

- Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường: trường hợp sự cố nhiễm bẩn phóng xạ đất, nước, không khí.

- Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trường hợp sự cố nhiễm bẩn phóng xạ lương thực, thực phẩm.

- Đại diện Bộ Công Thương: trường hợp sự cố hàng hóa nhiễm bẩn phóng xạ.

Thành viên: 01 đại diện từ các bộ tham gia ứng phó sự cố tại hiện trường.

Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường.

3

Bộ Khoa học và Công nghệ

- Đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ đối với hàng hóa, lương thực thực phẩm, môi trường đất, nước, không khí.

- Cung cấp thông tin chính thức về diễn biến sự cố trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và hướng dẫn hành động bảo vệ cho công chúng.

- Htrợ kỹ thuật đề xuất hành động ứng phó.

- Tổ chức thu gom chất thải phóng xạ.

- Điều tra nguyên nhân sự cố.

4

Bộ Quốc phòng

- Trinh sát xác định, đánh dấu khoanh vùng khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.

- Tẩy xạ và xử lý chất thải phóng xạ.

- Tham gia sơ tán nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

5

Bộ Công an

Điều tra nguồn gốc gây nhiễm bẩn hàng hóa, lương thực thực phẩm, môi trường đất, nước, không khí.

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ trong môi trường đất, nước, không khí.

- Quản lý chất thải phóng xạ.

7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì đánh giá mức độ nhiễm bẩn phóng xạ trong lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt.

- Tư vấn các biện pháp bảo vệ nông nghiệp.

- Quyết định việc cấm, hạn chế sử dụng lương thực, thực phẩm và nước sinh hoạt khu vực bị ảnh hưởng.

8

Bộ Y tế

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho những người bị ảnh hưởng.

- Tổ chức điều tra, sàng lọc, phát hiện và điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng.

9

Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cung cấp đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố.

- Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin sự cố kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan.

10

Bộ Ngoại giao

- Thông báo, cung cấp thông tin sự cố xảy ra từ trong nước với IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế có yêu cầu.

- Đầu mối gửi đề nghị trợ giúp tới IAEA, quốc gia và tổ chức quốc tế khác.

11

Bộ Giao thông vận tải

- Chỉ đạo cơ quan không lưu trong việc hướng dẫn các chuyến bay dân sự tránh vùng bị ô nhiễm phóng xạ.

12

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, địa phương liên quan nơi bị ảnh hưởng tác động bởi sự cố

- Thực hiện ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ công chúng, kiểm tra thực hiện các khuyến cáo của Sở chỉ huy hiện trường tại hiện trường.

- Chủ trì công tác sơ tán nhân dân khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 884/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.232

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.93.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!