Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia là gì? Doanh nghiệp có sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia có những nghĩa vụ nào?
Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 984/QĐ-BCT năm 2012, có quy định về mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia như sau:
Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia
1. Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; tạo sự tin cậy và ưa thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
2. Tăng giá trị nội hàm của Biểu trưng Thương hiệu quốc gia thông qua việc nâng cao những giá trị nền tảng của thương hiệu là chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quy trình sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3. Tăng cường liên kết và phối hợp hoạt động của các cơ quan và tổ chức hữu quan trong một hệ thống đồng bộ để gia tăng hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cạnh tranh từ quá trình phát triển thương hiệu.
4. Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có sản phẩm chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia như sau:
- Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; tạo sự tin cậy và ưa thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
- Tăng giá trị nội hàm của Biểu trưng Thương hiệu quốc gia thông qua việc nâng cao những giá trị nền tảng của thương hiệu là chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quy trình sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Tăng cường liên kết và phối hợp hoạt động của các cơ quan và tổ chức hữu quan trong một hệ thống đồng bộ để gia tăng hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cạnh tranh từ quá trình phát triển thương hiệu.
- Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có sản phẩm chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thương hiệu quốc gia (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia có được hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp thương mại về nhãn hiệu hàng hóa không?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 5 Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 984/QĐ-BCT năm 2012, có quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình
…
2. Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia:
a) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Được đề xuất sáng kiến xây dựng chiến lược, chương trình hành động cụ thể của Chương trình;
c) Được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu (theo Quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình)
d) Được tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Hội đồng Thương hiệu quốc gia đề xuất;
e) Được hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp thương mại về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia được hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp thương mại về nhãn hiệu hàng hóa.
Doanh nghiệp có sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 984/QĐ-BCT năm 2012, có quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình
…
3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình, được lựa chọn mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia:
a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình;
b) Tổ chức và quản lý kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế;
c) Đảm bảo duy trì và thỏa mãn các điều kiện tiêu chí của sản phẩm được bình chọn mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia trong suốt thời gian được mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia;
d) Đóng góp các chi phí (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia có những nghĩa vụ sau:
- Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình;
- Tổ chức và quản lý kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế;
- Đảm bảo duy trì và thỏa mãn các điều kiện tiêu chí của sản phẩm được bình chọn mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia trong suốt thời gian được mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia;
- Đóng góp các chi phí (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?