Mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe máy khi có sương mù mà không bật đèn và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông xử lý như thế nào?
- Hành vi điều khiển xe máy khi có sương mù mà không bật đèn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Mức phạt tiền đối với hai hành vi điều khiển xe máy khi có sương mù mà không bật đèn và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông xử lý như thế nào?
Hành vi điều khiển xe máy khi có sương mù mà không bật đèn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
...
Theo đó, hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, người điều khiển xe máy có hành vi chạy xe khi có sương mù mà không bật đèn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Điều khiển xe máy khi có sương mù (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Theo đó, người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mức phạt tiền đối với hai hành vi điều khiển xe máy khi có sương mù mà không bật đèn và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...
Tại khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Phạt tiền
...
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia trong hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
- Đơn khởi kiện tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư là mẫu nào? Cách viết đơn khởi kiện?
- Nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc khi nào? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
- Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong truyện đó? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất là mẫu nào?