Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ mới nhất? Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ được quy định như thế nào?
Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, khoản 1 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC, thân nhân liệt sĩ là đối tượng được hỗ trợ về nhà ở đối với người có công.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC hướng dẫn Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ như sau:
Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện
...
2. Mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):
- 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới
- 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ sẽ tùy theo trường hợp như sau:
- Đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà mới thì mức hỗ trợ về nhà ở là 40.000.000 đồng/hộ.
- Đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có thì mức hỗ trợ về nhà ở là 20.000.000 đồng/hộ.
Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ mới nhất? Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD quy định về trình tự, thủ tục hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ gồm các bước như sau:
- Bước 1:
+ Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ.
+ Thân nhân liệt sĩ làm đơn đề nghị được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD.
+ Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có nhà ở.
- Bước 2:
+ UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.
+ Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện).
- Bước 3: Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh).
- Bước 4:
+ Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.
+ Trong Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của tỉnh cần phân định rõ số lượng, mức vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thực hiện trong năm 2013 và số lượng sẽ thực hiện sau năm 2013 (nếu có).
- Bước 5: Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Mức hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ được quy định như thế nào?
Mức hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ như sau:
+ Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ.
+ Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.
Mức hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ như sau:
+ Đối với thân nhân liệt sĩ, người được thân nhân liệt sĩ ủy quyền, người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ kinh phí một lần khi di chuyển hài cốt liệt sĩ:
++ Mức hỗ trợ tiền cất bốc hài cốt liệt sĩ 4.000.000 đồng/01 hài cốt liệt sĩ;
++ Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (tối đa 03 người) tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.
+ Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?