Thân nhân liệt sĩ có cần cung cấp Bằng 'Tổ quốc ghi công' của liệt sĩ để được giải quyết chế độ ưu đãi hay không?
Con trai và con dâu của liệt sĩ có phải là thân nhân của liệt sĩ hay không?
Tại Điều 3 Pháp lệnh người có công với cách mạng 2020 có quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
..
c) Liệt sĩ;
..
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."
Theo như thông tin bạn cung cấp, vì ông của bạn là liệt sĩ nên thân nhân liệt sĩ là những đối tượng theo quy định trên, trong đó bao gồm con đẻ và con nuôi. Do đó, trong trường hợp này chỉ có bố bạn được xem là thân nhân liệt sĩ, còn mẹ bạn là con dâu nên không được xét là thân nhân liệt sĩ theo quy định pháp luật hiện hành.
Thân nhân liệt sĩ có cần cung cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" của liệt sĩ để được giải quyết chế độ ưu đãi hay không?
Thân nhân liệt sĩ có cần cung cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" của liệt sĩ để được giải quyết chế độ ưu đãi hay không?
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩ được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 6. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
1. Giấy báo tử.
2. Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
3. Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
4. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5)."
Có thể thấy, một trong những thành phần hồ sơ để xét hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ là Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”. Do đó, gia đình bạn không phải cung cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà chỉ cần cung cấp bản sao.
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có quy định thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ cụ thể như sau:
"Điều 7. Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ
1. Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tộc liệt sĩ, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản của Hội đồng y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
a) Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng);
b) Gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ hoặc bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và căn cứ vào kết luận giám định để ra quyết định."
Như vậy, thân nhân liệt sĩ bao gồm con để và con nuôi của liệt sĩ, không bao gồm con dâu. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về hồ sơ và thủ tục giải quyết chế độ thân nhân liệt sĩ cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?