Mức hỗ trợ di chuyển không làm đường tạm để di chuyển người và tài sản đối với hộ gia đình tỉnh Hà Giang bị thu hồi đất dự án thủy sản là bao nhiêu?
- Hỗ trợ chi phí làm đường tạm khi thu hồi đất thực hiện dự án thủy lợi của hộ gia đình trong những trường hợp nào?
- Mức hỗ trợ di chuyển không làm đường tạm đối với hộ gia đình tỉnh Hà Giang bị thu hồi đất dự án thủy sản là bao nhiêu?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất dự án thủy sản di chuyển đển điểm tái định cư tập trung nông thôn sẽ được giao bao nhiêu diện tích đất?
Hỗ trợ chi phí làm đường tạm khi thu hồi đất thực hiện dự án thủy lợi của hộ gia đình trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 64/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 06/2019/QĐ-TTg) quy định về việc hỗ trợ làm đường tạm như sau:
Hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển người và tài sản
1. Đối với những nơi thuộc vùng ngập lòng hồ không thể di chuyển bằng thủ công hoặc bằng các phương tiện vận chuyển khác, được hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển người và tài sản. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô thiết kế của đường tạm và các công trình trên tuyến vận dụng theo đường giao thông cấp VI trong TCVN 4054-2005.
2. Trường hợp các hộ tái định cư tại nơi phải di chuyển có đủ điều kiện tự di chuyển, tự nguyện vận chuyển người, tài sản được hỗ trợ bằng tiền để tự vận chuyển, không làm đường tạm. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Theo đó, khi thực hiện thu hồi đất thực hiện dự án thủy sản của hộ gia đình là vùng ngập lòng hồ không thể di chuyển bằng thủ công hoặc bằng các phương tiện vận chuyển khác thì Ủy ban nhân dân sẽ hỗ trợ chi phí làm đường cho hộ gia đình làm đường tạm để di chuyển tài sản.
Trường hợp các hộ tái định cư tại nơi phải di chuyển có đủ điều kiện tự di chuyển, tự nguyện vận chuyển người, tài sản được hỗ trợ bằng tiền để tự vận chuyển, không làm đường tạm. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Mức hỗ trợ di chuyển không làm đường tạm đối với hộ gia đình tỉnh Hà Giang bị thu hồi đất dự án thủy sản là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ di chuyển không làm đường tạm đối với hộ gia đình tỉnh Hà Giang bị thu hồi đất dự án thủy sản là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 25 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ di chuyển không làm đường tạm như sau:
Hỗ trợ tự nguyện vận chuyển, không làm đường tạm
Trường hợp các hộ tái định cư tại nơi phải di chuyển có đủ điều kiện tự di chuyển, tự nguyện vận chuyển người, tài sản được hỗ trợ một (01) lần tại thời điểm bồi thường, hỗ trợ bằng tiền 6.000.000 đồng/hộ.
Theo đó, đối với các hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang bị thu hồi đất dự án thủy sản là vùng ngập lòng hồ nhưng đủ điều kiện để tự di chuyển không cần phải làm đường tạm thì Ủy ban nhân dân sẽ hỗ trợ một (01) lần tại thời điểm bồi thường với số tiền là 6.000.000 đồng/hộ.
Hộ gia đình bị thu hồi đất dự án thủy sản di chuyển đển điểm tái định cư tập trung nông thôn sẽ được giao bao nhiêu diện tích đất?
Căn cứ Điều 12 Quyết định 64/2014/QĐ-TTg quy định về việc xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung như sau:
Xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung
1. Giao đất khu, điểm tái định cư:
a) Đất ở
- Hộ tái định cư đến điểm tái định cư tập trung nông thôn được giao đất ở tại điểm tái định cư tối thiểu 200 m2 cho một hộ. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì có thể giao mức cao hơn;
- Hộ tái định cư đến điểm tái định cư đô thị được giao 01 lô đất ở tại điểm tái định cư.
b) Đất sản xuất đối với hộ đến điểm tái định cư tập trung nông thôn:
- Được bồi thường thiệt hại về đất sản xuất bằng việc giao đất sản xuất; hạn mức giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế, nhưng không thấp hơn hạn mức giao đất sản xuất tại địa phương;
- Được giao đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tại điểm tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hạn mức giao đất tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
2. Xây dựng nhà ở nông thôn:
a) Hộ tái định cư được tự tổ chức xây dựng nhà ở bằng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
b) Trường hợp không tự xây dựng nhà ở, chủ đầu tư xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở, bàn giao cho người dân; kinh phí xây dựng được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Việc xây dựng nhà ở theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải phù hợp theo quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư được phê duyệt và kiến trúc nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc.
3. Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt: Thôn, bản, ấp có hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn và bị ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt.
4. Đầu tư xây dựng công trình điện: Thôn, bản, ấp có hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn, và bị ảnh hưởng bất lợi đến khả năng cung cấp điện sẽ được đầu tư nâng cấp, cải tạo công trình điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Theo đó, trường hợp hộ gia đình bị thu hồi đất dự án thủy sản di chuyển đển điểm tái định cư tập trung nông thôn sẽ được giao đất ở tại điểm tái định cư tối thiểu 200 m2 cho một hộ. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì có thể giao mức cao hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?