Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì theo quy định pháp luật về xây dựng?
- Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có phải là nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng?
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng đúng không?
Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
...
Theo đó, quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
Như vậy, mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là để đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì theo quy định pháp luật về xây dựng?
Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có phải là nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng?
Căn cứ quy định tại Điều 160 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 59 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
(3) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
(4) Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.
(5) Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
(6) Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(7) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.
(9) Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
(10) Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
(11) Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
(12) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
Như vậy, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một trong những nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng đúng không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;
b) Ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình và hướng dẫn thi hành Nghị định này;
c) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng công trình; kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình khi cần thiết;
d) Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Nghị định này theo thẩm quyền;
đ) Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng trừ định mức bảo dưỡng đối với các công trình chuyên ngành.
...
Như vậy, Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link đăng ký https thinangluc vnuhcm edu vn kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG như thế nào?
- Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?
- Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?
- Bài tập Tết môn Toán lớp 6 năm 2025? Tải bài tập Tết môn Toán lớp 6? Quy định nhiệm vụ của học sinh trung học ra sao?
- Toàn bộ bảng lương, tiền thưởng giáo viên 2025 theo Nghị định 73? Năm 2025, giáo viên có được tăng lương không?