Mua tàu biển của một đối tác Đức, muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?
Muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?
Điều 12 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định:
- Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện của Việt Nam) cấp 01 bản chính theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực cho 01 hành trình cụ thể của tàu biển đó và chỉ có giá trị sử dụng từ khi được cấp cho đến khi tàu biển về đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.
Do vậy, muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần xin Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam
Điều 12 Nghị định 171/2016/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định:
(1) Hồ sơ cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy chứng nhận dung tích tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực;
- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
(2) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu.
(3) Cơ quan đại diện của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
- Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện của Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện của Việt Nam cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
(4) Chủ tàu nộp lệ phí cấp giấy phép tạm thời tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi làm thủ tục trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Tàu biển không treo Quốc kỳ Việt Nam bị xử lý như thế nào?
Điều 7 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 23/2017/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định của tàu thuyền Việt Nam.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
- Tàu thuyền nước ngoài không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo không đúng quy định khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam;
- Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch.
(3) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định đây là mức phạt đối với cá nhân. Còn với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi. Đồng thời, biên pháp khắc phục hậu quả là buộc treo Quốc kỳ Việt Nam theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?