Mua sắm tập trung có được tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu hay không? Và quy trình thực hiện như thế nào?
Mua sắm tập trung có được tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu hay không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Tại Điều 44 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau::
"Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung
1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Theo đó, mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Và mua sắm tập trung được thực hiện theo hai cách bao gồm:
- Lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
- Lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
Mua sắm tập trung có được tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu hay không? Và quy trình thực hiện như thế nào?
Những hàng hóa nào được phép áp dụng hình thức mua sắm tập trung?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 71. Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung
1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
2. Trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
a) Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;
b) Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình."
Như vậy, những hàng hóa được phép áp dụng hình thức mua sắm tập trung phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
Mua sắm tập trung được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 70. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát
1. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát:
a) Tổng hợp nhu cầu;
b) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
d) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
e) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
g) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;
h) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản này;
i) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu."
Trong đó thỏa thuận khung được quy định tại Điều 72 Nghị định 63/2014/NĐ-CP căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể về nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê số lượng hàng hóa, dịch vụ;
- Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
- Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
- Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
- Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
- Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
- Xử phạt do vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?