Mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ thì cần làm đơn đề nghị như thế nào?
- Mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ thì phải làm gì?
- Mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ thì cần làm đơn đề nghị như thế nào?
- Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đề nghị hợp thửa trong trường hợp mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ?
Mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ thì phải làm gì?
>> Mới nhất Tải Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Khi anh mua đất của các hộ gia đình thì cần thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Các bên cần thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực gồm:
+ Đơn yêu cầu công chứng, chứng thực;
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ CMND/CCCD của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
Tùy trường hợp, bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng là người độc thân thì còn có thể có thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Bước 2: Sau khi công chứng hợp đồng thì liên hệ Chi cục thuế huyện nơi có đất để kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Bên chuyển nhượng thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân; Bên nhận chuyển nhượng kê khai, nộp lệ phí trước bạ.
Các bên cũng có thể thỏa thuận trong hợp đồng là bên nhận chuyển nhượng hoặc bên chuyển nhượng chịu cả 2 khoản này. Hồ sơ gồm tờ khai theo mẫu, hợp đồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện nơi có đất để đăng ký sang tên theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, gồm: Đơn đăng ký biến động theo mẫu, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng, Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng từ nộp lệ phí trước bạ.
Nếu anh muốn gom tất cả các thửa đất vừa mua vào cùng 1 giấy chứng nhận (sổ đỏ) thì thực hiện thủ tục hợp thửa theo hướng dẫn tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Theo đó, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hợp thửa theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, gồm có:
- Đơn đề nghị hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Mua đất của nhiều hộ gia đình (Hình từ Internet)
Mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ thì cần làm đơn đề nghị như thế nào?
Như phân tích ở trên, mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để sổ đỏ thì cần đơn đề nghị hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu đơn đề nghị hợp thửa.
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đề nghị hợp thửa trong trường hợp mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ?
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đề nghị hợp thửa trong trường hợp mua đất của nhiều hộ gia đình và muốn gom lại thành một hộ để làm sổ đỏ được thực hiện theo Mẫu số 11/ĐK Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khoản 6 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT như sau:
- Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
- Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
- Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày liên tục ra sao?
- Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước gồm những gì? Thời gian nộp báo cáo?
- Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước nêu tại Nghị quyết 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thế nào?
- Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định 135 thế nào?
- Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định yêu cầu hạ cánh?