Mua bán 20kg pháo nổ trong dịp tết thì bị xử lý hình sự với tội danh gì? Hình phạt đối với hành vi mua bán pháo nổ được quy định như thế nào?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo nổ?
Theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo bao gồm:
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
- Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Như vậy, hành vi mua bán pháo nổ mà không thuộc trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này là hành vi bị nghiêm cấm.
Mua bán pháo nổ
Hành vi mua bán pháo nổ bị xử phạt với những tội danh nào?
Theo Điều 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì hành vi mua bán thuốc nổ bị truy cứu với các tội danh sau:
- Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 232 BLHS;
- Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS;
- Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” quy định tại Điều 154 BLHS;
- Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 BLHS.
Như vậy, theo hướng dẫn tại Thông tư này thì hành vi mua bán 20kg pháo nổ của em bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.
Tội mua bán trái phép pháo nổ bị xử lý như thế nào?
Theo điểm a khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội buôn bán hàng cấm bị xử lý như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
+ Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
+ Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, đối với hành vi buôn bán 20kg pháo nổ của em bạn thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?
- Cuộc họp hội đồng trường cao đẳng sư phạm được xem là hợp lệ khi nào? Tỷ lệ thành viên ngoài trường của Hội đồng?
- Các ngày lập xuân hạ thu đông năm 2025? Bốn mùa xuân hạ thu đông rơi vào tháng mấy 2025? Các mùa trong năm 2025?
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?