Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không? Công chức viên chức sử dụng mũ kêpi khi nào?
Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có quy định về trang phục của công chức viên chức ngành kiểm sát nhân dân như sau:
Trang phục
1. Trang phục gồm: Trang phục thường dùng và lễ phục.
2. Trang phục thường dùng gồm: Quần, áo xuân hè; quần, áo thu đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; mũ kêpi; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; cặp đựng tài liệu; phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân, bộ phù hiệu gắn trên ve áo, bộ cấp hiệu gắn trên vai áo, biển tên theo quy định của pháp luật.
3. Lễ phục gồm: Quần áo lễ phục mùa hè, quần áo lễ phục mùa đông, áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông, mũ kêpi, bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên, cuống đeo huân chương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mũ kêpi sẽ thuộc vào trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Trang phục thường dùng;
- Lễ phục.
Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không? Công chức viên chức sử dụng mũ kêpi khi nào? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng mũ kêpi khi nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có quy định về việc sử dụng mũ kêpi của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Theo đó, công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng mũ kêpi khi:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng mũ kêpi trong các trường hợp sau:
- Kiểm sát khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, kiểm sát cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản, kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam (nếu xét thấy cần thiết);
- Trong trường hợp sử dụng lễ phục quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC.
(2) Các trường hợp cụ thể khác do Thủ trưởng cơ quan hoặc Trưởng ban tổ chức hội nghị quyết định.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
1. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
...
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm mục đích bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là gì? Các bước khắc phục sự cố thiết bị hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia?
- Giấy chứng nhận Kiểm tra viên mới của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân theo Thông tư 03?
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
- Mẫu biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm sau khi mua bán, cho thuê nhà ở? Tải mẫu tại đâu?
- Lỗi đè vạch liền màu vàng ô tô phạt bao nhiêu tiền 2025? Đè vạch liền màu vàng ô tô gây tai nạn giao thông phạt bao nhiêu?