Một số vấn đề cần lưu ý về thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài dành cho doanh nghiệp?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về đồng tiền được sử dụng để thanh toán tiền lương, tiền công không?
- Doanh nghiệp chi trả tiền lương bằng ngoại tệ thì có ảnh hưởng đến quá trình đóng thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài không?
- Tình trạng cư trú của người lao động nước ngoài ảnh hưởng đến căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về đồng tiền được sử dụng để thanh toán tiền lương, tiền công không?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
...
13. Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
14. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
15. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Như vậy, có thể thấy rằng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bất kể là người cư trú hoặc người không cư trú thì hoàn toàn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để được chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Có thể thấy rằng, quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Doanh nghiệp chi trả tiền lương bằng ngoại tệ thì có ảnh hưởng đến quá trình đóng thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chi trả tiền lương bằng ngoại tệ thì có ảnh hưởng đến quá trình đóng thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài không?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 về quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam:
Theo đó, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Hay nói cách khác, doanh nghiệp chi trả tiền lương bằng ngoại tệ cho người lao động nước ngoài thì khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhận được bằng ngoại tệ:
Doanh nghiệp phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Tình trạng cư trú của người lao động nước ngoài ảnh hưởng đến căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì có thể thấy đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú nhưng lại có có thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Mà theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản có liên quan thì cách tính thuế của 2 đối tượng này có nhiều điểm khác biệt.
Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý về việc người lao động của doanh nghiệp thuộc trường hợp người cư trú hay người không cư trú, bởi, hai đối tượng này sẽ có các căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: Người lao động nước ngoài là người cư trú
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 65/2013/NĐ-CP đối với cá nhân là người cư trú, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương được tính với thuế suất lũy tiến từng phần theo từng bậc thuế.
Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài là người không cư trú
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Lưu ý: Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
(i) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày làm việc cho công việc tại VN ___________ Tổng số ngày làm việc trong năm | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
(ii) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày có mặt ở Việt Nam ____________ 365 ngày | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại (i), (ii) nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?