Một số khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể?
Một số khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm?
Đối chiếu với quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2011/TT-BTC thì:
Một số khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm được xác định cụ thể như sau:
- Chi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm gốc (chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ), hợp đồng tái bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;
Nguyên tắc chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: Theo đúng phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm quy định tại hợp đồng bảo hiểm đã được thỏa thuận giữa các bên và có bằng chứng chứng minh thiệt hại xảy ra.
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Chi hoa hồng bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Chi giám định tổn thất theo quy định của pháp luật;
- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%;
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về hoạt động bảo hiểm;
- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định;
Chi đề phòng hạn chế tổn thất phải đúng mục đích theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;
- Khoản trích lập bắt buộc theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Các khoản tiền thưởng theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho người lao động ngoài tiền lương nhưng có ghi rõ chỉ tiêu thưởng trong hợp đồng lao động, hoặc thỏa ước lao động tập thể, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị, hoặc Ban Giám đốc;
- Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Một số khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm? (Hình từ Internet)
Điều kiện để các khoản chi của doanh nghiệp bảo hiểm được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
Như vậy, điều kiện để các khoản chi của doanh nghiệp bảo hiểm được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là:
- Phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhà nước có những chính sách phát triển nào trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
- Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư, xây dựng thị trường bảo hiểm.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?