Một người lao động có thể được giao kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong hệ thống được không?
- Yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất bao gồm những gì?
- Một người lao động có thể được giao kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong hệ thống được không?
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường?
Yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất bao gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật;
- Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
Một người lao động có thể được giao kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong hệ thống được không? (Hình từ Internet)
Một người lao động có thể được giao kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong hệ thống được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như sau:
Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;
c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;
d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận.
Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 không quy định về việc một người lao động không thể được giao kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong hệ thống. Việc người lao động có thể kiêm nhiệm phụ trách về bảo vệ môi trường tại nhiều cơ sở trong hệ thống phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường?
Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm theo khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
- Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
- Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành.
- Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?