Một người có thể vừa làm thuyền trưởng tàu, máy trưởng tàu trên một tàu cá hay không? Nhiệm vụ cụ thể của mỗi chức danh này như thế nào?
Một người có thể vừa làm thuyền trưởng tàu cá, máy trưởng trên một tàu cá hay không?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về định biên tối thiểu của thuyền viên tàu cá như sau:
"Điều 10. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá
1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên
Căn cứ chiều dài lớn nhất của tàu cá, quy định phân nhóm tàu cá như sau:
a) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
b) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá
a) Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá
b) Ngoài số lượng thuyền viên tối thiểu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tùy theo đặc điểm nghề khai thác thủy sản, chủ tàu hoặc thuyền trưởng quyết định việc bổ sung số lượng thuyền viên theo chức danh trên tàu cá đảm bảo an toàn, hiệu quả."
Chiếu theo quy định trên có thể thấy đối với các tuyền cá thuộc nhóm II và nhóm I, tức các thuyền cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên thì thuyền trưởng và thợ máy phải bố trí mỗi chức danh này ít nhất một người.
Như vậy trường hợp đã có 1 thợ máy tại các thuyền có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên nếu thấy cần thiết thì trong trường hợp này thuyền trưởng có thể kiêm thêm chức thợ máy, trường hợp chưa có thì không được kiêm nghiệm 2 chức vụ này cùng lúc.
Còn đối với các thuyền cá có chiều dài lớn nhất bé hơn 15m thì không cấm việc vừa là thuyền trưởng vừa là thợ máy, với điều kiện người này phải thực hện đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của các chức danh kiêm nghiệm.
Một người có thể vừa làm thuyền trưởng tàu, máy trưởng tàu trên một tàu cá hay không? Nhiệm vụ cụ thể của mỗi chức danh này như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu cá là gì?
Nội dung này được quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) và khoản 1 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
- Điều kiện để làm thuyền trưởng:
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
+ Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
+ Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT). Cụ thể nội dung bảng dưới này như sau:
- Chức trách:
+ Thuyền trưởng tàu cá là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng;
+ Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tàu về quản lý, vận hành tàu, điều hành thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu mua, chế biến, vận chuyển, chuyển tải thủy sản đúng quy định, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.
- Nhiệm vụ:
Thuyền trưởng tàu cá thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 và khoản 3, khoản 4 Điều 75 Luật Thủy sản 2017.
Trong đó các điều nêu trên quy định như sau:
Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
...
3. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
c) Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
...
Điều 75. Thuyền trưởng tàu cá
...
3. Thuyền trưởng có nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
a) Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến;
c) Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
d) Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;
đ) Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;
e) Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;
g) Chỉ cho tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đối với tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra;
h) Trường hợp bất khả kháng phải bỏ tàu cá, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu;
i) Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị tai nạn, phải đưa tàu cá đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền; chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;
k) Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; nộp báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận sản lượng thủy sản khai thác;
l) Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
4. Trường hợp phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã trên tàu khi tàu cá đã rời cảng, thuyền trưởng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ chứng cứ; chuyển giao người bị bắt, hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khi cập cảng cá Việt Nam đầu tiên hoặc cho tàu công vụ của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan này nếu tàu hoạt động thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của máy trưởng trên tàu cá là gì?
Nội dung này được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2018/BNNPTNT với nội dung như sau:
- Tiêu chuẩn để trở thành máy trưởng:
+ Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;
+ Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
- Chức trách: Máy trưởng là người chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của thuyền trưởng; trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực của tàu; bộ phận máy, điện và điện lạnh của tàu đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức kiểm tra, khai thác an toàn, hiệu quả đối với tất cả máy móc, trang thiết bị động lực trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như: máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu, hệ thống tời;
+ Tổ chức xây dựng, hướng dẫn nội quy, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, sử dụng thiết bị máy, điện, điện lạnh, phòng chống cháy, nổ trên tàu cá;
+ Tổ chức việc ghi chép nhật ký hoạt động máy tàu, nhật ký dầu; kịp thời khắc phục sự cố hư hỏng của máy, thiết bị và các bộ phận khác như: máy neo, máy lái, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió đảm bảo chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?