Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
- Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
- Đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện thế nào?
- Kiểm soát viên được kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nào?
Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
Việc khoản bổ nhiệm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại
1. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Doanh nghiệp có nhu cầu.
3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.
4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
5. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.
6. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một doanh nghiệp, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại doanh nghiệp đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.
Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? (Hình từ Internet)
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện thế nào?
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) như sau:
Đề xuất chủ trương bổ nhiệm
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Như vậy, theo quy định, đề xuất chủ trương bổ nhiệm Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như sau:
- Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
Kiểm soát viên được kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nào?
Việc kéo dài thời gian giữ chức vụ được quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Kéo dài thời gian giữ chức vụ
1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;
...
Như vậy, theo quy định, Kiểm soát viên có thể được kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm;
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?