Miễn nhiệm thẩm phán trong trường hợp nào? Thẩm phán bị cách chức khi nào? Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán được quy định như thế nào?
Miễn nhiệm Thẩm phán trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về miễn nhiệm Thẩm phán như sau:
"Điều 81. Miễn nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác. Ngoài ra, Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thẩm phán bị cách chức khi nào?
Căn cứ Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cách chức Thẩm phán như sau:
"Điều 82. Cách chức Thẩm phán
1. Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;
đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác."
Dẫn chiếu đến Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về những việc Thẩm phán không được làm như sau:
"Điều 77. Những việc Thẩm phán không được làm
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định."
Như vậy, Thẩm phán sẽ đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, còn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau: Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; Vi phạm vào những điều Thẩm phán không được làm quy định tại Điều 77 của Luật này; Vi phạm về phẩm chất đạo đức; Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán; Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Khi nào có quyết định miễn nhiệm đối với Thẩm phán?
Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 83 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán như sau:
"Điều 83. Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét những trường hợp miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Việc phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
3. Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác."
Dẫn chiếu đến Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
"Điều 72. Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao."
Như vậy, thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?