Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?

Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào? Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ theo những tiêu chí nào?

Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018, ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như sau:

Những việc Thẩm phán phải làm:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

- Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ;

- Tích cực thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định khác về cán bộ, công chức và thi hành công vụ;

- Chấp hành quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý. Khi thực hiện quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định;

+ Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra;

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;

- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của lãnh đạo và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Những việc Thẩm phán không được làm:

- Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền;

- Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;

- Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức.

Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?

Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ Điều 3 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định như sau:

Tính độc lập
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.
2. Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.
3. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.

Lưu ý:

- Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.

- Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ theo những tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định:

Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.

Theo đó, việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ theo những tiêu chí sau:

- Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc;

- Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử; giải quyết loại vụ án;

- Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.

Lưu ý:

- Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.

- Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định.

+ Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.

Thẩm phán Tải trọn bộ các quy định về Thẩm phán hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án?
Pháp luật
Quy định mới về chế độ tiền lương, phụ cấp của Thẩm phán từ 1 1 2025 theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như thế nào?
Pháp luật
Cách phân biệt các ngạch Thẩm phán bằng phù hiệu? Có bao nhiêu ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án Nhân dân phải từ đủ 28 tuổi trở lên theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024?
Pháp luật
Bảng lương Thẩm phán 2024 là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng? Thẩm phán có được đem hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hay không?
Pháp luật
Ứng xử tại cơ quan của Thẩm phán được quy định như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người chưa là Thẩm phán trung cấp thì có được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp không?
Pháp luật
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong cùng một phiên tòa là anh em họ của nhau thì có được không?
Pháp luật
Để đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán trung cấp, phiên họp xem xét được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định việc dừng tuyển chọn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán
367 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm phán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào