Miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia đối với hàng hóa nào?
- Miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia đối với hàng hóa nào?
- Những hàng hóa xuất khẩu nào phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan?
- Việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định ra sao?
Miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia đối với hàng hóa nào?
Tại Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP có giải thích hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc kiểm tra chuyên ngành về văn hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa.
...
Dẫn chiếu đến Điều 22 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
Như vậy, nếu hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
Miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia đối với hàng hóa nào? (hình từ Internet)
Những hàng hóa xuất khẩu nào phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan?
Theo Điều 23 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thông quan hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan nhưng thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc của nước nhập khẩu thì người khai hải quan không phải nộp kết quả kiểm ha cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Chiếu theo quy định này thì việc phân loại hàng hóa xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sẽ phụ thuộc vào việc hàng hóa này có thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan hay không.
Việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định ra sao?
Tại Điều 24 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành
1. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, cơ quan hải quan quyết định thông quan sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
c) Có thông báo kết quả đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và được pháp luật chuyên ngành quy định là cơ sở để thông quan hàng hóa.
2. Trường hợp thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, không phải nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2a và điểm b khoản 2b Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
3. Trường hợp số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu nhiều hơn so với số lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan nhưng là hàng hóa đồng nhất, cùng nhà nhập khẩu, cùng xuất xứ, cùng nhà sản xuất, được vận chuyển trên cùng phương tiện vận tải, cùng vận tải đơn trừ hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thì người khai hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra chuyên ngành của tờ khai đó để thông quan sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và quyết định xử lý (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tương tự như với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan cũng sẽ chia theo loại hàng hóa thuộc hoặc không thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan mà sẽ có cách xử lý khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?