Máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang phải được điều chỉnh ở chế độ nào?
Máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang phải được điều chỉnh ở chế độ nào?
Máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang phải được điều chỉnh ở chế độ theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8807:2012 như sau:
Yêu cầu
…
3.2. Rải theo chiều ngang - Bề rộng làm việc
Máy phải được điều chỉnh ở chế độ đặc trưng có ít nhất một chế độ làm việc sao cho hệ số biến động (CV) thấp hơn 30 % và bề rộng lớn hơn một nửa bề rộng rải, nhưng ít nhất bằng bề rộng cấu tạo của máy khi thực hiện rải theo một chiều và/hoặc hai chiều.
Hệ số biến động (CV) phải được tính toán theo 4.3.1 và bề rộng rải phân bón được giới hạn bằng tổng bề rộng các thùng thu gom liền kề cho đến tận thùng mà có ba thùng thu gom liền kề chứa ít hơn 50 g phân bón.
Yêu cầu phải thoả mãn đối với hai mức lưu lượng điều chỉnh: thấp và cao tương ứng với mức áp dụng đã chỉ rõ trong 3.3.1.
Nếu yêu cầu không phù hợp đối với một mức điều chỉnh, phải thực hiện thêm một phép thử bổ sung với mức điều chỉnh tương tự và phân bón được chọn như chỉ dẫn trong 4.1.3 để kiểm tra sự thiếu mặc định hay nhất thời; phép thử bổ sung phải ghi vào báo cáo thử. Để thực hiện đầy đủ các yêu cầu, máy phải đáp ứng yêu cầu đối với mức điều ở phép thử bổ sung.
…
Như vậy, theo quy định trên thì máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang phải được điều chỉnh ở chế độ đặc trưng có ít nhất một chế độ làm việc sao cho hệ số biến động (CV) thấp hơn 30 % và bề rộng lớn hơn một nửa bề rộng rải, nhưng ít nhất bằng bề rộng cấu tạo của máy khi thực hiện rải theo một chiều và/hoặc hai chiều.
Máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang phải được điều chỉnh ở chế độ nào? (Hình từ Internet)
Tất cả các phép thử máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang được thực hiện khi nào?
Tất cả các phép thử máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang được thực hiện theo quy định tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8807:2012 như sau:
Thử nghiệm
…
4.2. Quy trình thử
4.2.1. Thử rải theo chiều ngang
…
4.2.1.2. Tất cả các phép thử rải phân bón theo chiều ngang phải được thực hiện khi có ít nhất 30 % và nhiều nhất là 70 % khối lượng phân bón ban đầu nạp vào máy đã được rải.
Đối với máy dẫn động bằng trục PTO, tốc độ trục PTO phải nằm trong khoảng tốc độ danh nghĩa ± 5 %.
Với mỗi mẻ phân bón được thử, phải thực hiện ít nhất hai lần thử tại mỗi mức lưu lượng khác nhau của máy. Các mức lưu lượng phải được chọn trong sổ tay hướng dẫn vận hành, và sẽ thử đại diện một mức lưu lượng cao nhất và một mức lưu lượng thấp nhất
Tốc độ tiến khi thử sẽ được chọn trong khoảng từ 1 km/h đến 6 km/h. Tốc độ thực tế giữ trong khoảng ± 10 % tốc độ lựa chọn.
Số tiến phải tương đương với tốc độ tiến đã chọn (km/h), được làm tròn về số nguyên gần nhất (ví dụ nếu chọn tốc độ tiến 4,7 km/h thì số tiến là 5).
Nếu thực hiện nhiều lần chạy, thời gian giữa các lần chạy càng ngắn càng tốt và các thùng thu gom chỉ cần cân khối lượng sau lần chạy cuối cùng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tất cả các phép thử máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp rải theo chiều ngang được thực hiện khi có ít nhất 30 % và nhiều nhất là 70 % khối lượng phân bón ban đầu nạp vào máy đã được rải.
Báo cáo kết quả thử của máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp phải có các thông tin nào?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8807:2012 thì báo cáo kết quả thử của máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp phải có các thông tin sau:
- Mô tả máy thử, đầy đủ các chi tiết để nhận dạng máy;
- Nhà chế tạo;
- Nhãn hiệu;
- Loại;
- Số sêri;
- Mô tả thiết bị cung cấp phân bón cho thiết bị rải và rải (băng tải, vít tải v.v..);
- Mô tả thiết bị rải và rải:
- Số lượng, cách bố trí và đường kính rôto phân phối;
- Có thể sử dụng thiết bị truyền phát v.v..;
- Loại phân bón sử dụng khi thử, đặc tính vật lý và nguồn gốc của nó;
- Những hạn chế trong việc sử dụng máy do thông tin trong sổ tay hướng dẫn;
- Mỗi loại phân dùng trong khi thử phải được tiến hành với:
- Bề rộng làm việc và hệ số biến động tương ứng được tính theo 4.3.1;
- Phương pháp mô phỏng độ chập (rải theo một chiều/rải theo hai chiều);
- Giá trị trung bình của vận tốc và hướng gió khi thử rải theo chiều ngang;
- Phạm vi mức rải áp dụng đặc trưng có thể đạt được khi tính theo 4.3.2;
- Khoảng thời gian trong vùng cho phép;
- Hệ số biến động đối với rải theo chiều dọc;
- Độ chập tối ưu theo chiều dọc;
- Tốc độ quay của trục PTO.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?