Máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ bao gồm những loại nào?
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ bao gồm những loại nào?
- Mức giá trần máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai quyết định?
Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Nghị định này được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo thứ tự như sau:
a) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên;
b) Pháp luật của nước sở tại;
c) Pháp luật của nước Việt Nam.
...
Theo đó, việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo thứ tự như sau:
(1) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên;
(2) Pháp luật của nước sở tại;
(3) Pháp luật của nước Việt Nam.
Ngoài việc thực hiện theo thứ tự vừa nêu thì khi sử dụng, quản lý tài sản công cần đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ bao gồm những loại nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định 166/2017/NĐ-CP thì máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm máy móc thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho chức danh và phòng làm việc của chức danh.
Máy móc thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh và phòng làm việc của chức danh được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 166/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức giá trần máy móc thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai quyết định?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 25 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về mức mức giá trần như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến
...
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:
a) Máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc, được sử dụng thông dụng trong các cơ quan, văn phòng của nước sở tại; không mua sắm những máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;
b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc thông tin chính thông do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;
c) Phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc tại mỗi nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, quan hệ ngoại giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần máy móc thiết bị văn phòng phổ biến áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:
- Máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc, được sử dụng thông dụng trong các cơ quan, văn phòng của nước sở tại; không mua sắm những máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;
- Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc thông tin chính thông do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc tại mỗi nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc thiết bị văn phòng phổ biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?