Việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước sở tại hay theo pháp luật Việt Nam?
- Việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước sở tại hay theo pháp luật Việt Nam?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định đối với dự án cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không?
- Kinh phí thực hiện dự án cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được lấy từ đâu?
Việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước sở tại hay theo pháp luật Việt Nam?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà ở; nhà riêng Đại sứ;
b) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản được trao đổi trên cơ sở Hiệp định hoặc Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước sở tại được thực hiện theo quy định của Hiệp định hoặc Thỏa thuận đã ký kết. Trường hợp phát sinh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 166/2017/NĐ-CP có quy định về việc cải tạo trụ sở như sau:
Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Trường hợp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ xuống cấp, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập dự án cải tạo, nâng cấp trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
Như vậy, việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ thực hiện theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Trong trường hợp phát sinh việc cải tạo trụ sở làm việc trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam hoặc pháp luật của nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị định 166/2017/NĐ-CP).
Việc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước sở tại hay theo pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định đối với dự án cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thực hiện dự án cải tạo trụ sở như sau:
Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
...
2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án cải tạo lớn, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Đối với các dự án cải tạo thường xuyên, cải tạo nhỏ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định đối với các dự án cải tạo thường xuyên, cải tạo nhỏ đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Đối với các dự án cải tạo lớn thì thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công 2019.
Kinh phí thực hiện dự án cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện dự án cải tạo trụ sở làm việc như sau:
Bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
...
3. Số tiền thu được từ bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan để chi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định vừa nêu thì kinh phí thực hiện dự án cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được lấy ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?