Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định mới nhất là mẫu nào?
- Ngân hàng hợp tác xã muốn gia hạn thời hạn hoạt động cần gửi hồ sơ đề nghị trong thời gian bao lâu trước khi hết thời hạn hoạt động?
- Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của ngân hàng hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-NHNN, mẫu có dạng như sau:
>> Xem chi tiết hơn mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tại đây. TẢI VỀ
Lưu ý: Theo Điều 5 Thông tư 27/2024/TT-NHNN thì thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động tối đa là 99 năm.
Ngân hàng hợp tác xã muốn gia hạn thời hạn hoạt động cần gửi hồ sơ đề nghị trong thời gian bao lâu trước khi hết thời hạn hoạt động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-NHNN về trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã như sau:
Thay đổi thời hạn hoạt động
...
2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
a) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời hạn hoạt động, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi hồ sơ tối thiểu 06 tháng trước ngày hết thời hạn hoạt động. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã muốn thay đổi thời hạn hoạt động thì phải gửi hồ sơ tối thiểu 06 tháng trước ngày hết thời hạn hoạt động.
Như vậy, ngân hàng hợp tác xã muốn gia hạn thời hạn hoạt động thì phải gửi hồ sơ đề nghị thay đổi thời hạn hoạt động tối thiểu 06 tháng trước ngày hết thời hạn hoạt động.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã phải bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động; TẢI VỀ
(2) Báo cáo tổng quan tình hình tổ chức và hoạt động, trong đó nêu rõ:
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá kết quả hoạt động trong 05 năm gần nhất, bao gồm các chỉ tiêu hoạt động chính liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả kinh doanh;
- Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cho 03 năm tiếp theo;
- Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc thay đổi thời hạn hoạt động;
(3) Trường hợp thay đổi rút ngắn thời hạn hoạt động thì ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên ngân hàng hợp tác xã cần nộp thêm tài liệu chứng minh sự cần thiết, phương án xử lý các vấn đề phát sinh về tổ chức và hoạt động, các biện pháp bảo đảm an toàn khi rút ngắn thời hạn hoạt động.
Mẫu Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của ngân hàng hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 27/2024/TT-NHNN thì ngân hàng hợp tác xã phải trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào Quỹ bảo toàn một năm một lần trước ngày 31/01 của năm tiếp theo.
Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của ngân hàng hợp tác xã được thực hiện như sau:
(1) Mức phí trích nộp hằng năm bằng 0,05% dư nợ cho vay bình quân năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của ngân hàng hợp tác xã, trong đó dư nợ cho vay bình quân năm được tính bằng tổng dư nợ cho vay (nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định về phân loại nợ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân) tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm chia cho số tháng phải tính thực tế.
Số dư nợ cho vay tại thời điểm cuối mỗi tháng được loại trừ phần dư nợ cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
(2) Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính chỉ được thực hiện khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn trước khi trích nộp thấp hơn 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp sau khi trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính dẫn đến tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn cao hơn hoặc bằng 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thì ngân hàng hợp tác xã vẫn thực hiện trích nộp Quỹ bảo toàn đối với năm tài chính đó;
(3) Số tiền trích nộp Quỹ bảo toàn được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng hợp tác xã.
Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trong hoạt động của Quỹ bảo toàn được sử dụng bổ sung Quỹ bảo toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?