Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu tại đâu?
- Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu tại đâu?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt?
- Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước không?
Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu tại đâu?
Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay là mẫu tại Phụ lục IX được ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất
1. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, cá nhân khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
e) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc mở rộng đường giao thông theo quy hoạch; tặng cho quyền sử dụng đất để làm nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với cá nhân hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này;
g) Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất với tổ chức, góp quyền sử dụng đất với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
...
Như vậy, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức sẽ được quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?
- Chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải đáp ứng điều kiện gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ?
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?