Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188 là Mẫu 04 ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 về Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính.
Tải về Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188
>>Tham khảo thêm: Bản tự nhận xét đánh giá công chức, viên chức
Tên Mẫu | Tải về | CCPL |
Bản tự nhận xét đánh giá công chức | Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP | |
Bản tự nhận xét đánh giá viên chức | Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP |
Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188? (Hình từ Internet)
Các nguyên tắc đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
Các nguyên tắc đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được quy định tại Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 gồm:
(1) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm được thực hiện theo từng năm công tác; bảo đảm đúng thẩm quyền, khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
(2) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tiến độ và chất lượng công việc, số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó khăn, phức tạp, yêu cầu về trình độ chuyên môn của công việc; sản phẩm cụ thể và các yếu tố khách quan khác. Các nhiệm vụ được giao không hoàn thành hoặc chậm tiến độ do yếu tố khách quan, bất khả kháng và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì được xem xét khi đánh giá, xếp loại chất lượng.
(3) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, lĩnh vực công tác được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
(4) Công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật (nghỉ không hưởng lương, nghỉ ốm...) trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi làm chuyên gia, thực tập dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng tập trung thì thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Đối với công chức, viên chức đang luân chuyển, biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức luân chuyển, biệt phái đến có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng về cơ quan, đơn vị quyết định cử đi luân chuyển, biệt phái và cơ quan có công chức, viên chức được cử đi luân chuyển, biệt phái để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách và lưu vào hồ sơ công chức, viên chức.
(5) Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức họp và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm, nhất là đối với những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn rộng; trường hợp không tham dự được cuộc họp (trực tiếp hoặc trực tuyến), cá nhân có thể có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
(6) Khi công chức, viên chức đã được đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không bảo đảm tiêu chí của mức đã xếp loại thì hủy bỏ kết quả và thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng lại theo trình tự, thủ tục từ đầu.
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm là khi nào?
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm được quy định tại Điều 3 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021, cụ thể:
- Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức hằng năm được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ thì Hiệu trưởng (Giám đốc) quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm của đơn vị theo năm học hoặc theo năm dương lịch; trường hợp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo năm học thì thời điểm tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trước ngày 15 tháng 9 hằng năm.
- Căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và xếp loại đảng viên trong tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
- Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163/2024 được thực hiện như thế nào?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
- Giải thể đơn vị hành chính: Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thế nào?
- Mẫu thông báo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài mới nhất theo Nghị định 175? Tải về mẫu thông báo?
- Từ 25/12/2024, phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi tại Nghị định 147 như thế nào?