Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình?
- Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình?
- Thời hạn xử lý kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính là bao lâu và tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào?
- Việc Lưu hồ sơ và báo cáo công tác xử lý kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính được quy định ra sao?
Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình?
Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính vi phạm pháp luật là Mẫu 05/TTr-XLK ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 sau:
Tải về Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531
Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình? (hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính là bao lâu và tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật là 2 tháng (60 ngày) kể từ ngày có kết luận của các cơ quan chức năng hoặc kết luận của Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền về hành vi vi phạm cho đến thời điểm Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác, cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 04 tháng kể từ ngày kết luận người vi phạm có hành vi vi phạm. Nếu quá thời hạn thì quyết định xử lý kỷ luật của Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền không có hiệu lực thi hành.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì thời hạn xử lý kỷ luật là 2 tháng (60 ngày) kể từ ngày có kết luận của các cơ quan chức năng hoặc kết luận của Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền về hành vi vi phạm cho đến thời điểm Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Việc Lưu hồ sơ và báo cáo công tác xử lý kỷ luật công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 15 và Điều 16 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 có quy định cụ thể về việc lưu hồ sơ kỷ luật công chức, viên chức và Báo cáo công tác xử lý kỷ luật như sau:
(1) Lưu hồ sơ kỷ luật công chức, viên chức
Hồ sơ kỷ luật công chức, viên chức phải lập thành danh mục, các tài liệu liên quan sắp xếp theo thứ tự phát sinh, mỗi tài liệu trong hồ sơ chỉ lưu một bản đầy đủ cơ sở pháp lý; ngoài việc lưu hồ sơ theo hệ thống lưu giữ hồ sơ của đơn vị, hồ sơ kỷ luật còn phải lưu vào hồ sơ cán bộ công chức, viên chức.
(2) Báo cáo công tác xử lý kỷ luật
- Định kỳ hàng năm và đột xuất (khi có yêu cầu), các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo công tác xử lý kỷ luật người vi phạm, gồm:
+ Báo cáo 6 tháng đầu năm, tính từ 01/01 đến 30/6;
+ Báo cáo năm, báo cáo 6 tháng cuối năm tính từ 1/7 đến 31/12 và lũy kế cả năm;
+ Báo cáo chuyên đề hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
- Nội dung chính của báo cáo gồm:
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức của đơn vị;
+ Tổng hợp và lập danh sách công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật (theo mẫu);
+ Các biện pháp giáo dục và khắc phục hậu quả;
+ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xử lý kỷ luật và giáo dục người vi phạm;
+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật.
- Thời hạn gửi báo cáo: Trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc một niên độ báo cáo.
- Nơi nhận và hình thức gửi báo cáo:
+ Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục là đầu mối tổng hợp các báo cáo của các đơn vị trực thuộc và báo cáo công tác xử lý kỷ luật của cơ quan Tổng cục gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ);
+ Các đơn vị thuộc Bộ (Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ) gửi báo cáo của đơn vị mình về Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính;
+ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Bộ và cơ quan có thẩm quyền khác;
+ Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo bằng văn bản (kèm danh sách) và file dữ liệu (văn bản mềm) gửi vào hòm thư điện tử (e-mail) [email protected].
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?
- Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?
- AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?