Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?

Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không? Giáo viên là viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng chế độ thôi việc hay không?

Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có hành vi ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?

Theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức xử lý kỷ luật như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
...

Theo đó, không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thì có thể xem xét xử lý kỷ luật hình thức khiển trách nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Và đạo đức nghề nghiệp nhà giáo được quy định tại Điều 4 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT như sau:

Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
...

Theo Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT:

Lối sống, tác phong
...
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
...

Và Điều 6 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT:

Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
...
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

Như vậy, theo các quy định dẫn chiếu ở trên, việc nhà giáo có va chạm ẩu đả với đồng nghiệp không gây thương tích mà rơi vào những nội dung vi phạm về đạo đức nêu trên thì cũng có thể bị kỷ luật hình thức khiển trách nếu trước đó đã được nhắc nhở bằng văn bản hoặc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên việc xác thực cụ thể như thế nào thì còn tùy vào kết quả điều tra, họp xử lý kỷ luật mà xem xét.

Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?

Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không? (Hình từ Internet)

Xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức được thực hiện theo trình tự nào?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.
Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.

Theo đó, xử lý kỷ luật viên chức được thực hiện theo trình tự sau:

- Tổ chức họp kiểm điểm;

- Thành lập Hội đồng kỷ luật;

- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Giáo viên là viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng chế độ thôi việc hay không?

Tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.
...

Như vậy, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
44 lượt xem
Xử lý kỷ luật đối với viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính của Hội đồng kỷ luật?
Pháp luật
Mẫu thông báo xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải mẫu thông báo?
Pháp luật
Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức chủ động trình báo đơn vị quản lý về hành vi vi phạm của mình là bao lâu? Thời hạn được tính từ thời điểm nào?
Pháp luật
Khi nào thì viên chức bị xử lý kỷ luật? Các hình thức kỷ luật đối với viên chức gồm các hình thức nào? Thẩm quyền và trình tự, tục xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm?
Pháp luật
Hình thức kỷ luật cao nhất đối với viên chức là gì? Trường hợp nào sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất?
Pháp luật
Viên chức có thái độ hách dịch thì xử lý kỷ luật như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật viên chức ra sao?
Pháp luật
Có xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức đang mang thai khi bị Tòa án kết án phạt tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật đối với viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật đối với viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào