Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý? Tải về file word mẫu tờ trình?
Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý? Tải về file word mẫu tờ trình?
Căn cứ Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý. Do đó, các cơ quan, đơn vị có thể tham khảo mẫu đưới đây:
TẢI VỀ Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý
Mẫu tờ trình đề nghị đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý? Tải về file word mẫu tờ trình? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý thế nào?
Nguyên tắc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý được quy định tại Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP) như sau:
(1) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức.
(2) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
(3) Cán bộ, công chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
(4) Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
(5) Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
(i) Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm (ii) dưới đây.
(ii) Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
(iii) Trường hợp cán bộ, công chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.
(6) Tỷ lệ cán bộ, công chức xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số cán bộ, công chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức.
Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức?
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được quy định tại Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
(2) Đối với công chức
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao? Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN?
- Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai?
- Cán bộ công chức viên chức được nâng lương trong trường hợp nào khi thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?
- Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận?
- Biển số xe 63 tỉnh thành áp dụng từ 2025 theo Thông tư 79/2024 như thế nào? Nguyên tắc quản lý biển số xe?