Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp? Nội dung chính tờ trình bổ sung nhân sự gồm?
Tờ trình bổ sung nhân sự là gì?
Tờ trình bổ sung nhân sự là một loại văn bản hành chính được lập ra để đề xuất việc bổ sung nhân sự cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tờ trình này thường được gửi đến cấp lãnh đạo hoặc bộ phận có thẩm quyền để xem xét và phê duyệt việc tuyển dụng thêm nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, phát triển tổ chức hoặc thay thế nhân sự đã nghỉ việc.
Thông thường, nội dung chính của tờ trình bổ sung nhân sự bao gồm:
(1) Thông tin người gửi:
Tên tổ chức, bộ phận, và tên người lập tờ trình.
(2) Tiêu đề tờ trình:
Tiêu đề rõ ràng, ví dụ: "Tờ trình về việc bổ sung nhân sự".
(3) Lý do bổ sung nhân sự:
Giải thích về lý do cần bổ sung nhân sự, chẳng hạn như:
Tăng khối lượng công việc.
Thay thế nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển công tác.
Đáp ứng yêu cầu phát triển dự án hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.
(4) Thông tin về vị trí cần bổ sung:
Mô tả chi tiết về vị trí cần tuyển, bao gồm:
Chức danh công việc.
Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể.
Yêu cầu về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm.
(5) Số lượng nhân sự cần bổ sung:
Xác định số lượng nhân viên cần tuyển cho vị trí đó.
(6) Dự kiến ngân sách:
Đề xuất ngân sách cho việc tuyển dụng, bao gồm lương, phúc lợi và các chi phí khác liên quan đến nhân sự.
(7) Kết luận:
Đề nghị cấp lãnh đạo xem xét và phê duyệt tờ trình bổ sung nhân sự.
Cam kết thực hiện các quy trình tuyển dụng theo quy định của tổ chức.
(8) Chữ ký:
Chữ ký của người lập tờ trình và các bên liên quan (nếu cần).
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
>> Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng bằng sơ đồ tư duy?
Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp? Nội dung chính của tờ trình bổ sung nhân sự gồm? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp.
Quý công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Có thể tuyển bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp bằng các hình thức nào? Người lao động có quyền gì?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Đối chiếu theo quy định trên, công ty có thể tuyển bổ sung nhân sự vào các vị trí đã có sẵn hoặc mới của doanh nghiệp bằng các hình thức sau:
(1) Công ty trực tiếp tuyển dụng;
(2) Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển dụng lao động;
(3) Thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động.
Lưu ý: Khi giao kết hợp đồng lao động, công ty phải tuân thủ quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
- Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?
- Xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt xe đạp điện không đội mũ 2025? Quy định về sử dụng làn đường từ 2025 ra sao?
- Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ của người học lái xe từ 2025 theo Thông tư 35/2024 gồm những gì? Người học lái xe cần đáp ứng những yêu cầu gì?