Mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp như thế nào? Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung gì?
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp như thế nào?
Thông báo tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Các công ty, doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể tham khảo mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự sau đây:
TẢI VỀ Mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có được yêu cầu ứng viên tham gia công tổ chức đại diện người lao động trong quá trình tuyển dụng nhân sự?
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi yêu cầu ứng viên tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động.
Hành vi này được xem là một hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động trong doanh nghiệp nói chung.
Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung nào?
Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 174 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
1. Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có);
b) Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;
c) Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức;
đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;
e) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức.
Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam;
g) Phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.
Việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức;
h) Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có);
- Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;
- Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức;
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức.
Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.
Việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức;
- Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức trong nước được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phụ thuộc vào nơi cư trú không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
- Lệ phí, hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175 là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp và điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Các chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 gồm những gì?