Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng là mẫu nào?
- Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng là mẫu nào?
- Có phải thực hiện quản lý, giám sát và giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù hay không?
- Việc thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng được quy định như thế nào?
Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng là mẫu nào?
Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng là Mẫu HCD-12 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BCA sau đây:
TẢI VỀ Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng
Mẫu thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Có phải thực hiện quản lý, giám sát và giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù hay không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định như sau:
Phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
1. Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá và tình hình thực tế ở địa phương, Công an cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể xã hội cấp xã để tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác và người là thành viên trong tổ chức đó thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ; đảm bảo mỗi một người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá phải có một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày làm việc với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, Trưởng Công an cấp xã tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định về phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ (Mẫu HCD-06, HCD-07).
3. Công an cấp xã phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
4. Công an cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã để đề nghị người được phân công quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá báo cáo theo định kỳ hằng quý như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày đầu của tháng đầu trong quý, người được phân công quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ gửi bản báo cáo về kết quả quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá (Mẫu HCD-08) cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Công an cấp xã);
b) Công an cấp xã lưu bản báo cáo vào hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục, làm căn cứ đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
Như vậy, theo quy định nêu trên, mỗi một người chấp hành xong án phạt tù phải có một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
Việc thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định như sau:
Thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng
1. Công an cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng theo định kỳ.
a) Thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng (Mẫu HCD-12);
b) Báo cáo kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng quý, 06 tháng, năm (Mẫu HCD-13).
2. Thời gian, hình thức, nội dung báo cáo, thống kê thực hiện theo chế độ báo cáo, thống kê của Bộ Công an và hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Công an cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng theo định kỳ. Cụ thể:
- Thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng;
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng quý, 06 tháng, năm.
Lưu ý: Thời gian, hình thức, nội dung báo cáo, thống kê thực hiện theo chế độ báo cáo, thống kê của Bộ Công an và hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?