Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào? Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào?
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự là Mẫu 19/BTNN ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự:
Tải Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự: Tại đây.
Mẫu Thông báo việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mới nhất hiện nay là mẫu nào? Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện phục hồi danh dự
1. Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
c) Đại diện Lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu;
d) Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai;
đ) Các thành phần khác tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai phát biểu.
e) Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phát biểu kết thúc.
2. Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 68.
Như vậy theo quy định trên trình tự, thủ tục phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm sát viên Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 2: Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 3: Đại diện Lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu.
Bước 4: Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai.
Bước 5: Các thành phần khác tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai phát biểu.
Bước 6: Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phát biểu kết thúc.
Phục hồi danh dự trong trường hợp người bị thiệt hại chết như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Phục hồi danh dự theo yêu cầu
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trong đó có yêu cầu phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về việc tổ chức phục hồi danh dự theo các nội dung sau:
a) Hình thức phục hồi danh dự theo khoản 1 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Địa điểm, thời gian, thành phần tham dự buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
c) Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
d) Các vấn đề liên quan khác (nếu có).
2. Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải giải thích cho họ về hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu phục hồi danh dự; đồng thời lập biên bản, ghi rõ việc rút yêu cầu phục hồi danh dự. Biên bản được lập theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Quy định này.
3. Trường hợp người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì người giải quyết yêu cầu bồi thường phải lập biên bản và thông báo cho họ biết việc phục hồi danh dự sẽ chỉ được thực hiện khi họ có yêu cầu bằng văn bản. Biên bản được lập theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Quy định này.
4. Trường hợp không gặp được người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường để trao đổi, thống nhất những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự theo Điều 8 Quy định này.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thống nhất được các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại.
6. Trường hợp người bị thiệt hại chết, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người yêu cầu bồi thường về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 25 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 68).
Như vậy theo quy định trên trường hợp người bị thiệt hại chết, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trao đổi, thống nhất với người yêu cầu bồi thường về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?