Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh, thiệp Noel đơn giản? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm không?
Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh? Thiệp chúc mừng Lễ Giáng sinh đơn giản, ý nghĩa?
Xem thêm>>>
Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa?
Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa?
Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè?
Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, theo truyền thống của Kitô giáo. Được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, đây là dịp để mọi người sum họp gia đình, trao nhau quà tặng, và thể hiện tình yêu thương. Lễ Giáng sinh không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để mọi người chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với nhau.
Tham khảo mẫu thiệp giáng sinh dưới đây:
Mẫu Thiệp chúc mừng Giáng sinh (mẫu 1)
Mẫu Thiệp Giáng sinh (mẫu 2)
Mẫu Thiệp noel (mẫu 3)
Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh (mẫu 4)
Mẫu Thiệp noel (mẫu 3)
Lưu ý: Mẫu thiệp chúc mừng Lễ Giáng sinh chỉ mang tính chất tham khảo
Nhà thờ có phải là cơ sở tôn giáo không?
Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
...
Như vậy, cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. Do đó nhà thờ là cơ sở tôn giáo.
Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh, thiệp Noel đơn giản? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm không? (Hình từ internet)
Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể thấy, ngày Lễ Giáng sinh không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Do đó, vào ngày Lễ Giáng sinh, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Lễ Giáng sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày Lễ Giáng sinh không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Hoạt động tín ngưỡng của nhà thờ có phải đăng ký không?
Theo Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Như vậy, hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ không phải đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu 08A bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành Nghị định 11? Tải về mẫu 08A file word, excel?
- Mẫu Báo cáo kết quả bầu cử chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ mới? Số lượng Đảng viên tối thiểu của chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở?
- Công thức tính diện tích hình thoi? Ví dụ công thức tính diện tích hình thoi? Áp dụng công thức tính diện tích hình thoi?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi lựa chọn nhà thầu khi có đề xuất chi phí trong nước trên 25% giá trị công việc của gói thầu không?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4? Nhiệm vụ học sinh lớp 4 là gì?