Mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định thế nào? Căn cứ tính mức thu thù lao tư vấn?
- Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không?
- Mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định thế nào?
- Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được tính dựa trên những căn cứ nào?
Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không?
Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Thù lao tư vấn pháp luật và chế độ tài chính, kế toán
..
c) Các khoản chi trực tiếp cho các cuộc họp, hội nghị, công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, đi công tác ngoài trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh;
d) Các chi phí hợp lý khác phục vụ cho công việc của Trung tâm, Chi nhánh.
2. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý được lập thành văn bản, trừ những việc tư vấn đơn giản được thực hiện thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng do Trung tâm, Chi nhánh cung cấp mẫu.
3. Hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng;
b) Tên, địa chỉ, người đại diện của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh;
c) Nội dung công việc; thời hạn thực hiện hợp đồng;
d) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
...
Như vậy, theo quy định, việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý được lập thành văn bản.
Trừ những việc tư vấn đơn giản được thực hiện thông qua phiếu yêu cầu của khách hàng do Trung tâm cung cấp mẫu.
Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định thế nào?
Mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Lập sổ theo dõi công việc và lưu hồ sơ
1. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh phải thực hiện việc lập sổ theo dõi công việc, cụ thể như sau:
a) Sổ theo dõi đầu việc: theo dõi chung các công việc của Trung tâm, Chi nhánh (Phụ lục I của Thông tư này);
b) Sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí (Phụ lục II);
c) Sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao: trong trường hợp thực hiện tư vấn có thu thù lao thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý và phiếu yêu cầu (Phụ lục III).
2. Các loại sổ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ công việc phải được lưu giữ tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh.
Việc ghi chép, bảo quản, lưu giữ các loại sổ theo dõi, hồ sơ công việc, hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, thống kê, lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp thực hiện tư vấn có thu thù lao thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý và phiếu yêu cầu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2010/TT-BTP.
TẢI VỀ mẫu sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật tại đây.
Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được tính dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ tính mức thu thù lao tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Như vậy, theo quy định, mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Nội dung, tính chất của công việc;
(2) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
(3) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?