Mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng mới nhất như thế nào?
Mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng mới nhất như thế nào?
Mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP. Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng:
Tải Mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng mới nhất: Tại đây.
Mẫu Quyết định về việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định như sau:
Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (cấp sư đoàn; lữ đoàn, trung đoàn độc lập hoặc tương đương).
a) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ huy đơn vị quyết định thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư này;
b) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm: Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; đại diện các cơ quan: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở); quân y; quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao); người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị; người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
c) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý nhưng nạn nhân là người thuộc đơn vị khác thì chỉ huy đơn vị nơi để xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; thành phần theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, đồng thời mời đại diện chỉ huy đơn vị của người bị tai nạn lao động tham gia đoàn điều tra.
...
Như vậy theo quy định trên thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có:
- Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn.
- Đại diện các cơ quan:
+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở).
+ Quân y.
+ Quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao).
+ Người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị.
+ Người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định như sau:
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp đơn vị cơ sở điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
- Thu thập dấu vết, vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
- Lấy lời khai nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
- Phân tích kết luận về: Diễn biến vụ tai nạn lao động; nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với những người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Tổ chức cuộc họp và lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động gồm:
+ Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động.
+ Chỉ huy đơn vị để xảy ra tai nạn lao động.
+ Thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động.
+ Người bị tai nạn lao động hoặc đại diện thân nhân người bị tai nạn lao động, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
+ Đại diện cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của đơn vị (nếu thấy cần thiết).
- Thành viên tham dự cuộc họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị tai nạn lao động; cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?