Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết là mẫu nào?
- Hồ sơ khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết gồm những gì?
- Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết là mẫu nào?
- Việc khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện vào thời điểm nào?
Hồ sơ khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết gồm những gì?
Một người bị tòa án tuyên bố là đã chết nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
...
Dẫn chiếu đến các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ được quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
...
Như vậy, trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì sẽ tiến hành khoanh tiền thuế nợ.
Cụ thể tại Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ khoanh tiền thuế nợ như sau:
Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ
1. Hồ sơ khoanh nợ
a) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
...
Như vậy, hồ sơ khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết gồm quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết là mẫu nào? (hình từ internet)
Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết là mẫu nào?
Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được quy định tại Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ
...
3. Trình tự thủ tục khoanh nợ
a) Đối với các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế, khi có đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định khoanh nợ theo Mẫu số 01 /KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với số tiền thuế nợ tại thời điểm bắt đầu của thời gian khoanh nợ quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện theo Mẫu số 01 /KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu quyết định khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Việc khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện vào thời điểm nào?
Việc khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ
...
2. Thời gian khoanh nợ
a) Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đến khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc được xóa nợ theo quy định.
...
Như vậy, việc khoanh tiền thuế nợ trong trường hợp người nộp thuế bị Tòa án tuyên bố là đã chết được tính từ ngày có quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết đến khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?