Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có cần phải nộp quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định tại Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có cần phải nộp quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không?
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có cần phải nộp quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
…
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
…
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất.
Như vậy, thì cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nộp quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
…
Như vậy, Cục Chăn nuôi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ các trường hợp quy định đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?