Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)
Mẫu số 01 | Phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES |
Mẫu số 02 | Phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES |
Mẫu số 03 | Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES |
Mẫu số 04 | Phương án nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; Động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES |
Mẫu số 05 | Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA; Thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES |
Mẫu số 06 | Phương án nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES |
Mẫu số 07 | Phương án trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES |
Như vậy, Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP (thay thế cho Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP):
Tải về Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES
Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu? (hình từ internet)
Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại?
Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP, gồm:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
- Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
- Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES bao gồm những loại động vật nào?
Động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES được giải thích tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ một loài, một phân loài hoặc một quần thể động vật, thực vật cách biệt về địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hoặc thực vật với nhau. Trong trường hợp loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép giữa hai loài được quy định trong các Nhóm hoặc Phụ lục khác nhau, loài lai đó được quản lý theo loài thuộc Nhóm hoặc Phụ lục mức độ bảo vệ cao hơn.
3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
4. Phụ lục CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c) Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
...
Như vậy, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES bao gồm những loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?